Quốc hội Nicaragua sẽ bắt đầu thảo luận trong tuần tới hai dự luật mang tính “khẩn cấp” liên quan tới việc xây dựng một kênh đào nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương do chính phủ Nicaragua đề xuất.
Bà Jenny Martínez, Chủ nhiệm Ủy ban về cơ sở hạ tầng và dịch vụ của Quốc hội Nicaragua, cho biết các dự luật trên sẽ được thảo luận tại ủy ban trước khi được bàn thảo tại phiên họp toàn thể của Quốc hội đơn viện do Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino (FSLN) cầm quyền kiểm soát.
Phát biểu khi tiếp một số đại sứ nước ngoài mới nhận nhiệm vụ hôm 5/6, Tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega, cho rằng việc nghiên cứu khả thi sẽ được hoàn tất vào tháng 5/2014 và lễ khởi công sẽ được thực hiện sớm sau đó.
Theo dự kiến, công trình này sẽ được xây dựng trong 10 năm với tổng vốn đầu tư 40 tỷ USD, trong đó bao gồm cả việc xây dựng hệ thống đường sắt, đường ống dẫn dầu, cảng và sân bay bên bờ hai đại dương.
Theo Bộ trưởng về chính sách công của chính phủ Nicaragua, Paul Oquist, dự án trên sẽ cho phép tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Trung Mỹ này tăng 15% trong năm 2015, tương tự như đã xảy ra đối với dự án mở rộng kênh đào Panama, nhờ tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng, dịch vụ và du lịch.
Ông Oquist còn cho rằng Nicaragua có thể trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới giai đoạn 2014-2018. Cũng theo dự kiến, số lượng việc làm chính thức sẽ tăng từ khoảng 624 ngàn hiện nay lên 1,9 triệu với việc xây kênh đào.
Chính phủ Nicaragua dự kiến sẽ trao quyền xây dựng và điều hành kênh đào trong 50 năm, và có thể gia hạn thêm 50 năm, cho công ty HK Nicaragua Canal Development Investment Co., Limited, có trụ sở tại Hồng Công (Trung Quốc).
Nicaragua sẽ được nhận 1% lợi nhuận trong năm đầu tiên kênh đào đi vào hoạt động, và tỷ lệ lợi nhuận được hưởng sẽ tăng 10% sau mỗi thập kỷ và sẽ đạt 100% sau 100 năm.
Từ đầu thế kỷ trước Mỹ đã có một dự án xây dựng kênh đào tại Nicaragua, theo đó sẽ trang trải toàn bộ kinh phí xây dựng, lúc đó chỉ ước khoảng 3 triệu USD, để được quản lý vô thời hạn công trình này.
Tuy nhiên, lãnh tụ của cuộc kháng chiến chống sự can thiệp của Mỹ tại Nicaragua Augusto César Sandino đã phản đối dự án trên vì ông muốn việc xây dựng và quản lý kênh đào do một công ty liên doanh có sự tham gia của Nicaragua đảm nhiệm.
Trong chuyến thăm Nicaragua năm 2007, cố Tổng thống Venezuela Hugo Chávez đã đề xuất với Tổng thống Ortega sự cần thiết xây dựng kênh đào nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương do Nicaragua quản lý với sự hỗ trợ của các quốc gia Mỹ Latinh.
Nếu được xây dựng, đây sẽ là kênh đào thứ 2 nối hai đại dương trên, sau kênh đào Panama, được đánh giá là “lối đi tắt” quan trọng nhất thế giới và là một động lực phát triển của nền kinh tế toàn cầu sau khi được khánh thành chính thức cách đây 99 năm.
Tuyến hàng hải mới này sẽ có công suất lớn hơn so với kênh đào Panama, hiện đang được mở rộng với chi phí 5,2 tỷ USD./
Bà Jenny Martínez, Chủ nhiệm Ủy ban về cơ sở hạ tầng và dịch vụ của Quốc hội Nicaragua, cho biết các dự luật trên sẽ được thảo luận tại ủy ban trước khi được bàn thảo tại phiên họp toàn thể của Quốc hội đơn viện do Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino (FSLN) cầm quyền kiểm soát.
Phát biểu khi tiếp một số đại sứ nước ngoài mới nhận nhiệm vụ hôm 5/6, Tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega, cho rằng việc nghiên cứu khả thi sẽ được hoàn tất vào tháng 5/2014 và lễ khởi công sẽ được thực hiện sớm sau đó.
Theo dự kiến, công trình này sẽ được xây dựng trong 10 năm với tổng vốn đầu tư 40 tỷ USD, trong đó bao gồm cả việc xây dựng hệ thống đường sắt, đường ống dẫn dầu, cảng và sân bay bên bờ hai đại dương.
Theo Bộ trưởng về chính sách công của chính phủ Nicaragua, Paul Oquist, dự án trên sẽ cho phép tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Trung Mỹ này tăng 15% trong năm 2015, tương tự như đã xảy ra đối với dự án mở rộng kênh đào Panama, nhờ tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng, dịch vụ và du lịch.
Ông Oquist còn cho rằng Nicaragua có thể trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới giai đoạn 2014-2018. Cũng theo dự kiến, số lượng việc làm chính thức sẽ tăng từ khoảng 624 ngàn hiện nay lên 1,9 triệu với việc xây kênh đào.
Chính phủ Nicaragua dự kiến sẽ trao quyền xây dựng và điều hành kênh đào trong 50 năm, và có thể gia hạn thêm 50 năm, cho công ty HK Nicaragua Canal Development Investment Co., Limited, có trụ sở tại Hồng Công (Trung Quốc).
Nicaragua sẽ được nhận 1% lợi nhuận trong năm đầu tiên kênh đào đi vào hoạt động, và tỷ lệ lợi nhuận được hưởng sẽ tăng 10% sau mỗi thập kỷ và sẽ đạt 100% sau 100 năm.
Từ đầu thế kỷ trước Mỹ đã có một dự án xây dựng kênh đào tại Nicaragua, theo đó sẽ trang trải toàn bộ kinh phí xây dựng, lúc đó chỉ ước khoảng 3 triệu USD, để được quản lý vô thời hạn công trình này.
Tuy nhiên, lãnh tụ của cuộc kháng chiến chống sự can thiệp của Mỹ tại Nicaragua Augusto César Sandino đã phản đối dự án trên vì ông muốn việc xây dựng và quản lý kênh đào do một công ty liên doanh có sự tham gia của Nicaragua đảm nhiệm.
Trong chuyến thăm Nicaragua năm 2007, cố Tổng thống Venezuela Hugo Chávez đã đề xuất với Tổng thống Ortega sự cần thiết xây dựng kênh đào nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương do Nicaragua quản lý với sự hỗ trợ của các quốc gia Mỹ Latinh.
Nếu được xây dựng, đây sẽ là kênh đào thứ 2 nối hai đại dương trên, sau kênh đào Panama, được đánh giá là “lối đi tắt” quan trọng nhất thế giới và là một động lực phát triển của nền kinh tế toàn cầu sau khi được khánh thành chính thức cách đây 99 năm.
Tuyến hàng hải mới này sẽ có công suất lớn hơn so với kênh đào Panama, hiện đang được mở rộng với chi phí 5,2 tỷ USD./
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)