Không giống những hãng chế tạo ôtô Nhật Bản khác, Nissan Motor và Toyota Motor lựa chọn các chiến lược kinh doanh khác nhau trong giai đoạn phục hồi sau thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011.
Đối với Nissan, nhà sản xuất ôtô này hướng tới việc mở rộng hoạt động sang các thị trường đang nổi. Trong chiến lược kinh doanh trung hạn, Nissan đặt mục tiêu nâng thị phần toàn cầu của hãng lên 8% vào tháng 3/2017, tương đương với doanh số bán đạt trên 7 triệu chiếc.
Để thực hiện được mục tiêu này thì sản lượng ôtô của Nissan phải tăng thêm ít nhất 500.000 chiếc/năm. Nếu nỗ lực của Nissan thành công thì tổng sản lượng ôtô của hãng và "công ty mẹ" Renault SA có thể đạt trên 10 triệu chiếc, đưa liên minh này trở thành nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.
Tại thị trường Nhật Bản, Nissan sẽ chỉ tập trung chế tạo các mẫu ôtô cỡ nhỏ, bên cạnh kế hoạch liên minh với Mitsubishi Motors, công ty vốn dẫn đầu thị trường trong phân khúc này.
Còn tại thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nissan dự định nâng gấp đôi sản lượng lên 2,3 triệu chiếc vào năm 2015, đồng thời tăng cường đầu tư vào các thị trường đang phát triển khác như Brazil và Nga, nơi nhu cầu tiêu thụ ôtô vẫn rất lớn.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Nissan, Carlos Ghosn thừa nhận Nissan sẽ phải vượt qua những khó khăn và trở ngại đáng kể trong chiến lược kinh doanh của mình để đáp ứng các mục tiêu nói trên.
Trong khi đó, Toyota lại chủ yếu tập trung vào chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn các dịch vụ đối với khách hàng, hơn là theo đuổi các mục tiêu doanh số bán.
Một nhà phân tích thị trường ôtô nhận định: "Chiến lược này nghe có vẻ khiêm tốn, song trên thực tế Toyota đã xây dựng được một mạng lưới kinh doanh toàn cầu vững chắc, vì vậy điều quan trọng đối với nhà sản xuất ôtô này là phải duy trì các đối tượng khách hàng sẵn có, hơn là theo đuổi các chiến lược tiếp thị mới."
Ngoài ra, Toyota sẽ triển khai các biện pháp tái cấu trúc công ty, gia tăng khả năng quản lý hiệu quả trong nước. Hai chi nhánh Kanto Auto Works Ltd và Toyota Auto Body Co., sẽ được chuyển thành các bộ phận sở hữu toàn phần trong tháng 1/2012./.
Đối với Nissan, nhà sản xuất ôtô này hướng tới việc mở rộng hoạt động sang các thị trường đang nổi. Trong chiến lược kinh doanh trung hạn, Nissan đặt mục tiêu nâng thị phần toàn cầu của hãng lên 8% vào tháng 3/2017, tương đương với doanh số bán đạt trên 7 triệu chiếc.
Để thực hiện được mục tiêu này thì sản lượng ôtô của Nissan phải tăng thêm ít nhất 500.000 chiếc/năm. Nếu nỗ lực của Nissan thành công thì tổng sản lượng ôtô của hãng và "công ty mẹ" Renault SA có thể đạt trên 10 triệu chiếc, đưa liên minh này trở thành nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.
Tại thị trường Nhật Bản, Nissan sẽ chỉ tập trung chế tạo các mẫu ôtô cỡ nhỏ, bên cạnh kế hoạch liên minh với Mitsubishi Motors, công ty vốn dẫn đầu thị trường trong phân khúc này.
Còn tại thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nissan dự định nâng gấp đôi sản lượng lên 2,3 triệu chiếc vào năm 2015, đồng thời tăng cường đầu tư vào các thị trường đang phát triển khác như Brazil và Nga, nơi nhu cầu tiêu thụ ôtô vẫn rất lớn.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Nissan, Carlos Ghosn thừa nhận Nissan sẽ phải vượt qua những khó khăn và trở ngại đáng kể trong chiến lược kinh doanh của mình để đáp ứng các mục tiêu nói trên.
Trong khi đó, Toyota lại chủ yếu tập trung vào chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn các dịch vụ đối với khách hàng, hơn là theo đuổi các mục tiêu doanh số bán.
Một nhà phân tích thị trường ôtô nhận định: "Chiến lược này nghe có vẻ khiêm tốn, song trên thực tế Toyota đã xây dựng được một mạng lưới kinh doanh toàn cầu vững chắc, vì vậy điều quan trọng đối với nhà sản xuất ôtô này là phải duy trì các đối tượng khách hàng sẵn có, hơn là theo đuổi các chiến lược tiếp thị mới."
Ngoài ra, Toyota sẽ triển khai các biện pháp tái cấu trúc công ty, gia tăng khả năng quản lý hiệu quả trong nước. Hai chi nhánh Kanto Auto Works Ltd và Toyota Auto Body Co., sẽ được chuyển thành các bộ phận sở hữu toàn phần trong tháng 1/2012./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)