Bọ hút máu người có ở khắp mọi nơi tại nông thôn, lão nông Zeng Guanyuan 73 tuổi cho biết. Bạn sẽ khó mà nhận ra chúng trừ phi đột nhiên cảm thấy đau nhói và nhìn thấy chúng đang hút máu bạn.
Với màu vàng xám và kích thước chỉ bằng hạt gạo, những con bọ này biến từ hình dạng mờ mờ sang màu đỏ và phình lên bằng móng tay sau khi hút no máu. Một khi đã no nê, chúng rời khỏi những con chó và gia súc vốn là nơi ký sinh tự nhiên của chúng.
Ông Zeng sống ở một ngôi làng tại huyện Thương Thành, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) nói rằng dân làng thường xuyên bị bọ cắn, đặc biệt trong mùa Hè khi họ thu hoạch vụ mùa.
Một tuần qua, những động vật ký sinh tí hon này đã từ các cánh đồng làng trở thành chủ đề nóng của truyền thông Trung Quốc với thông tin chúng là thủ phạm khiến 18 người tử vong tại Hà Nam và 13 ca thiệt mạng khác ở tỉnh Sơn Đông trong vòng ba năm gần đây.
Chính quyền địa phương bị chỉ trích đã che giấu dịch bệnh trong một thời gian dài, còn tin đồn thì lan tỏa khắp nơi về một loại bọ với những vết cắn của tử thần, gây cái chết đau đớn cho nạn nhân.
Một số dân làng sợ hãi rời bỏ đồng ruộng vì lo ngại bị bọ cắn. Có những trường hợp chết sau khi khám bệnh ở các bác sĩ nông thôn, những người không được cảnh báo gì về loại bệnh trên cho đến tận mùa Hè năm nay.
Vợ của ông Zeng bị bọ cắn hồi tháng Tám năm ngoái khi họ đang thu hoạch lạc. Ông Zeng nhớ lại: “Bà ấy bảo tôi xem giúp trên cổ có gì mà ngứa ngáy quá. Tôi tìm thấy một con bọ. Tôi cố kéo nó ra nhưng nó đứt làm đôi. Phần đầu của nó cắm vào thịt và không thể rút ra được.”
Hai tuần sau, vợ ông bị sốt, đau đầu và đau tim: “Bà ấy kêu đau suốt đêm, không thể đi lại được. Chúng tôi thức trắng cả đêm rồi quyết định đến trạm y tế làng trong buổi sáng.” Sau hai ngày được chẩn đoán và điều trị bị cảm lạnh, vợ ông Zeng bắt đầu mê sảng. Ông đưa vợ lên bệnh viện huyện. Bà qua đời buổi sáng hôm sau. Kết quả xét nghiệm máu trước khi vợ ông Zeng chết cho thấy các tế bào bạch cầu gần như biến mất toàn bộ!
Luo Linying, một người họ hàng có mặt trong đám tang vợ ông Zeng cũng trở thành nạn nhân. Chồng của Luo cho biết bà bị cắn ở sau tai và cũng được trạm xá cho là bị cảm với những triệu chứng tương tự. Sau cùng, Luo được chuyển lên một bệnh viện quân y ở thành phố Tín Dương và được xác định mắc bệnh “Human Granulocytic Anaplasmosis” (HGA: bệnh nhiễm trùng bạch cầu do bị bọ cắn). Luo chết năm ngày sau đó mà nguyên nhân chính là sự chậm trễ trong điều trị.
Một bác sĩ tại ngôi làng trên nói rằng ông chỉ nhận được thông tin về loại bệnh trên từ mùa Hè này. Trong khi đó, bệnh được phát hiện đầu tiên ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) từ năm 2006 còn ở Hà Nam có trường hợp tử vong đầu tiên từ năm 2007. Đây không phải là bệnh nan y. Dù nguy hiểm đến tính mạng con người song nó có thể điều trị được bằng kháng sinh mạnh nếu chẩn đoán sớm.
Ông Zeng nhận xét: “Bị bọ cắn là chuyện bình thường ở làng quê nên mọi người không để tâm. Nhưng nếu chúng tôi được cảnh báo và biết về bệnh này sớm hơn, vợ tôi có lẽ đã không bị tử vong.”
Giới chức y tế tỉnh Hà Nam đang hứng chịu chỉ trích của dư luận. Họ biết về bệnh HGA từ cách đây ba năm sau khi có ba trường hợp tử vong liên tiếp nhưng phản ứng chậm chạp, không có những tuyên truyền, cảnh báo tới người dân.
Trung tâm Ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh của tỉnh bào chữa rằng phản ứng của họ là thích đáng bởi chưa biết nhiều về bệnh nên không thể triển khai các chiến dịch ứng phó quy mô. Giới chức y tế tỉnh chỉ thông báo giữa tuần trước (sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin về dịch bệnh lạ bùng phát) rằng đã có 557 trường hợp bị nghi mắc HGA kể từ tháng 5/2007, trong đó 18 ca tử vong.
Có tin rằng số thực tế còn cao hơn bởi nhiều trường hợp sau khi xác định không qua khỏi đã rời bệnh viện về nhà và không ít ca chữa trị ở các nơi khác ngoài bệnh viện.
Lúc này, người dân Thương Thành đang trở lại ruộng đồng, thu hoạch lúa và lạc. Họ vẫn bị bọ cắn. Ông Zeng tìm thấy một con bọ trên đầu, nói rằng ông rất lo sợ nhưng chẳng biết làm gì hơn: “Chúng tôi không thể bỏ đi bởi vẫn còn kiếm ăn nữa.”/.
Với màu vàng xám và kích thước chỉ bằng hạt gạo, những con bọ này biến từ hình dạng mờ mờ sang màu đỏ và phình lên bằng móng tay sau khi hút no máu. Một khi đã no nê, chúng rời khỏi những con chó và gia súc vốn là nơi ký sinh tự nhiên của chúng.
Ông Zeng sống ở một ngôi làng tại huyện Thương Thành, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) nói rằng dân làng thường xuyên bị bọ cắn, đặc biệt trong mùa Hè khi họ thu hoạch vụ mùa.
Một tuần qua, những động vật ký sinh tí hon này đã từ các cánh đồng làng trở thành chủ đề nóng của truyền thông Trung Quốc với thông tin chúng là thủ phạm khiến 18 người tử vong tại Hà Nam và 13 ca thiệt mạng khác ở tỉnh Sơn Đông trong vòng ba năm gần đây.
Chính quyền địa phương bị chỉ trích đã che giấu dịch bệnh trong một thời gian dài, còn tin đồn thì lan tỏa khắp nơi về một loại bọ với những vết cắn của tử thần, gây cái chết đau đớn cho nạn nhân.
Một số dân làng sợ hãi rời bỏ đồng ruộng vì lo ngại bị bọ cắn. Có những trường hợp chết sau khi khám bệnh ở các bác sĩ nông thôn, những người không được cảnh báo gì về loại bệnh trên cho đến tận mùa Hè năm nay.
Vợ của ông Zeng bị bọ cắn hồi tháng Tám năm ngoái khi họ đang thu hoạch lạc. Ông Zeng nhớ lại: “Bà ấy bảo tôi xem giúp trên cổ có gì mà ngứa ngáy quá. Tôi tìm thấy một con bọ. Tôi cố kéo nó ra nhưng nó đứt làm đôi. Phần đầu của nó cắm vào thịt và không thể rút ra được.”
Hai tuần sau, vợ ông bị sốt, đau đầu và đau tim: “Bà ấy kêu đau suốt đêm, không thể đi lại được. Chúng tôi thức trắng cả đêm rồi quyết định đến trạm y tế làng trong buổi sáng.” Sau hai ngày được chẩn đoán và điều trị bị cảm lạnh, vợ ông Zeng bắt đầu mê sảng. Ông đưa vợ lên bệnh viện huyện. Bà qua đời buổi sáng hôm sau. Kết quả xét nghiệm máu trước khi vợ ông Zeng chết cho thấy các tế bào bạch cầu gần như biến mất toàn bộ!
Luo Linying, một người họ hàng có mặt trong đám tang vợ ông Zeng cũng trở thành nạn nhân. Chồng của Luo cho biết bà bị cắn ở sau tai và cũng được trạm xá cho là bị cảm với những triệu chứng tương tự. Sau cùng, Luo được chuyển lên một bệnh viện quân y ở thành phố Tín Dương và được xác định mắc bệnh “Human Granulocytic Anaplasmosis” (HGA: bệnh nhiễm trùng bạch cầu do bị bọ cắn). Luo chết năm ngày sau đó mà nguyên nhân chính là sự chậm trễ trong điều trị.
Một bác sĩ tại ngôi làng trên nói rằng ông chỉ nhận được thông tin về loại bệnh trên từ mùa Hè này. Trong khi đó, bệnh được phát hiện đầu tiên ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) từ năm 2006 còn ở Hà Nam có trường hợp tử vong đầu tiên từ năm 2007. Đây không phải là bệnh nan y. Dù nguy hiểm đến tính mạng con người song nó có thể điều trị được bằng kháng sinh mạnh nếu chẩn đoán sớm.
Ông Zeng nhận xét: “Bị bọ cắn là chuyện bình thường ở làng quê nên mọi người không để tâm. Nhưng nếu chúng tôi được cảnh báo và biết về bệnh này sớm hơn, vợ tôi có lẽ đã không bị tử vong.”
Giới chức y tế tỉnh Hà Nam đang hứng chịu chỉ trích của dư luận. Họ biết về bệnh HGA từ cách đây ba năm sau khi có ba trường hợp tử vong liên tiếp nhưng phản ứng chậm chạp, không có những tuyên truyền, cảnh báo tới người dân.
Trung tâm Ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh của tỉnh bào chữa rằng phản ứng của họ là thích đáng bởi chưa biết nhiều về bệnh nên không thể triển khai các chiến dịch ứng phó quy mô. Giới chức y tế tỉnh chỉ thông báo giữa tuần trước (sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin về dịch bệnh lạ bùng phát) rằng đã có 557 trường hợp bị nghi mắc HGA kể từ tháng 5/2007, trong đó 18 ca tử vong.
Có tin rằng số thực tế còn cao hơn bởi nhiều trường hợp sau khi xác định không qua khỏi đã rời bệnh viện về nhà và không ít ca chữa trị ở các nơi khác ngoài bệnh viện.
Lúc này, người dân Thương Thành đang trở lại ruộng đồng, thu hoạch lúa và lạc. Họ vẫn bị bọ cắn. Ông Zeng tìm thấy một con bọ trên đầu, nói rằng ông rất lo sợ nhưng chẳng biết làm gì hơn: “Chúng tôi không thể bỏ đi bởi vẫn còn kiếm ăn nữa.”/.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)