Mấy năm nay, nông dân các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ luôn bức xúc về việc các nhà máy xí nghiệp xả trực tiếp nước thải ra hệ thống kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước, khiến hàng trăm hécta đất canh tác màu mỡ phải bỏ hoang.
Hầu hết ruộng đồng của các xã ven Quốc lộ 5 và 39 thuộc các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ đều bị các nhà máy xí nghiệp lấp mất hệ thống mương máng dẫn nước, dòng chảy bị cản trở, chỉ một trận mưa lớn cũng ngập úng. Đáng lo ngại nhất là nhiều nhà máy xả nước thải không qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước tưới.
Trên các sông trục chính của hệ thống thủy lợi nội đồng như sông Đình Dù, sông Bún, sông Cầu Lường, kênh Trần Thành Ngọ... do phải hứng nước thải trực tiếp từ các nhà máy, các dòng sông, con kênh này bị biến dạng thành những dòng nước chết.
Tại huyện Mỹ Hào, hàng chục tuyến kênh mương đã bị doanh nghiệp lấn chiếm, xả rác thải làm cho lòng kênh vừa bị thu hẹp vừa ô nhiễm, dòng chảy bị tắc nghẽn nên cứ có mưa lớn là tất cả các cánh đồng xung quanh đều úng ngập. Gần đây nguồn nước thải của Công ty thép không gỉ Hà Anh xả theo hệ thống cống ngầm đã làm chết hơn ba tấn cá của bà con nông dân, thiệt hại cả trăm triệu đồng.
Gần 100ha thuộc xã Bạch Sam gần khu công nghiệp Minh Đức do kênh T6 và trạm bơm Cầu Lường bị các dự án san lấp mặt bằng đã vùi lấp, cống thì bị sập nên "tiêu không được tưới không xong."
Từ đầu tháng Chín đến nay, dân Bạch Sam rất bức xúc vì Công ty Thiên Hà chuyên sản xuất cám đã trực tiếp xả nước thải vào hệ thống thoát nước của khu dân cư. Dòng nước đen đặc, muỗi bám dày bốc mùi xú uế nồng nặc chảy ra cánh đồng thôn Đọ và thôn Bến, nước chảy đến đâu rau ở đó chết thối, ngan vịt thả ra cũng mắc bệnh và chết. Cả cánh đồng trở nên ô nhiễm nặng, người dân không dám lội ruộng vì sợ nhiễm bệnh.
Tại các xã Nhân Hòa, Dị Sử thị trấn Bần có hơn 300ha canh tác thường xuyên bị hạn hoặc úng do các kênh tưới tiêu bị các nhà máy xả nước thải làm ô nhiễm nặng. Ở xã Phùng Chí Kiên, có nhiều mùa vụ nước thải từ Công ty giống lợn miền Bắc đã làm cho hàng chục hécta lúa bị lốp lá, không đâm bông được.
Trên địa bàn văn Lâm có tới gần chục địa điểm gặp khó khăn trong việc tiêu úng do các dự án công nghiệp cản trở hoặc gây ô nhiễm dòng chảy không thể sản xuất được. Đã mấy năm nay, trạm bơm Ngọc Đà (Tân Quang) mỗi khi vận hành phải mất hơn 10 tiếng mới xả hết lượng nước ô nhiễm trên sông Đình Dù sau đó mới lấy được nước từ sông Bắc Hưng Hải để tưới. Kênh tiêu Thống Nhất đảm nhiệm tiêu úng nội đồng cho 50ha của xã Tân Quang và Trưng Trắc cũng gặp không ít phiền phức kênh tưới bị ô nhiễm nặng, lúa cấy không thể sinh trưởng và phát triển./.
Hầu hết ruộng đồng của các xã ven Quốc lộ 5 và 39 thuộc các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ đều bị các nhà máy xí nghiệp lấp mất hệ thống mương máng dẫn nước, dòng chảy bị cản trở, chỉ một trận mưa lớn cũng ngập úng. Đáng lo ngại nhất là nhiều nhà máy xả nước thải không qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước tưới.
Trên các sông trục chính của hệ thống thủy lợi nội đồng như sông Đình Dù, sông Bún, sông Cầu Lường, kênh Trần Thành Ngọ... do phải hứng nước thải trực tiếp từ các nhà máy, các dòng sông, con kênh này bị biến dạng thành những dòng nước chết.
Tại huyện Mỹ Hào, hàng chục tuyến kênh mương đã bị doanh nghiệp lấn chiếm, xả rác thải làm cho lòng kênh vừa bị thu hẹp vừa ô nhiễm, dòng chảy bị tắc nghẽn nên cứ có mưa lớn là tất cả các cánh đồng xung quanh đều úng ngập. Gần đây nguồn nước thải của Công ty thép không gỉ Hà Anh xả theo hệ thống cống ngầm đã làm chết hơn ba tấn cá của bà con nông dân, thiệt hại cả trăm triệu đồng.
Gần 100ha thuộc xã Bạch Sam gần khu công nghiệp Minh Đức do kênh T6 và trạm bơm Cầu Lường bị các dự án san lấp mặt bằng đã vùi lấp, cống thì bị sập nên "tiêu không được tưới không xong."
Từ đầu tháng Chín đến nay, dân Bạch Sam rất bức xúc vì Công ty Thiên Hà chuyên sản xuất cám đã trực tiếp xả nước thải vào hệ thống thoát nước của khu dân cư. Dòng nước đen đặc, muỗi bám dày bốc mùi xú uế nồng nặc chảy ra cánh đồng thôn Đọ và thôn Bến, nước chảy đến đâu rau ở đó chết thối, ngan vịt thả ra cũng mắc bệnh và chết. Cả cánh đồng trở nên ô nhiễm nặng, người dân không dám lội ruộng vì sợ nhiễm bệnh.
Tại các xã Nhân Hòa, Dị Sử thị trấn Bần có hơn 300ha canh tác thường xuyên bị hạn hoặc úng do các kênh tưới tiêu bị các nhà máy xả nước thải làm ô nhiễm nặng. Ở xã Phùng Chí Kiên, có nhiều mùa vụ nước thải từ Công ty giống lợn miền Bắc đã làm cho hàng chục hécta lúa bị lốp lá, không đâm bông được.
Trên địa bàn văn Lâm có tới gần chục địa điểm gặp khó khăn trong việc tiêu úng do các dự án công nghiệp cản trở hoặc gây ô nhiễm dòng chảy không thể sản xuất được. Đã mấy năm nay, trạm bơm Ngọc Đà (Tân Quang) mỗi khi vận hành phải mất hơn 10 tiếng mới xả hết lượng nước ô nhiễm trên sông Đình Dù sau đó mới lấy được nước từ sông Bắc Hưng Hải để tưới. Kênh tiêu Thống Nhất đảm nhiệm tiêu úng nội đồng cho 50ha của xã Tân Quang và Trưng Trắc cũng gặp không ít phiền phức kênh tưới bị ô nhiễm nặng, lúa cấy không thể sinh trưởng và phát triển./.
Mai Ngoan (TTXVN/Vietnam+)