Papua New Guinea rung chuyển vì trận động đất cường độ 6,4

Trận động đất xảy ra tại khu vực cách Kandrian, New Britain 36km về phía Bắc, với tâm chấn sâu 33km, nhưng chưa có báo cáo về con số thương vong cũng như thiệt hại về vật chất.

Theo thông báo của Cơ quan Khảo sát địa chấn Mỹ (USGS), ngày 15/7, một trận động đất cường độ 6,4 đã làm rung chuyển Papua New Guinea. 

Trận động đất xảy ra tại khu vực cách Kandrian, New Britain 36 km về phía Bắc, với tâm chấn sâu 33km. Hiện chưa có báo cáo về con số thương vong cũng như thiệt hại về vật chất. 

Trong khi đó, theo thông tin mới nhất của giới chức Indonesia, ít nhất 2 người đã thiệt mạng trong trận động đất cường độ 7,2 xảy ra chiều 14/7 tại quần đảo Maluku ở phía Đông Indonesia.

[Động đất 7,5 độ ngoài khơi Papua New Guinea, cảnh báo sóng thần]

Tới ngày 15/7, đã ghi nhận tổng cộng 66 dư chấn sau trận động đất. Theo số liệu báo cáo sơ bộ, trận động đất đã làm sập ít nhất 58 nhà dân, khiến khoảng 2.000 người mất nhà cửa.

Hiện công tác cứu nạn và cứu hộ vẫn đang khẩn trương được tiến hành do cơ quan chức năng Indonesia lo ngại nhiều người dân bị chôn vùi trong đống đổ nát. Nhiều khả năng số nạn nhân thiệt mạng còn tăng.

Giới chức địa phương cho biết khu vực gần tâm chấn động đất nhất là nơi tập trung khoảng 28.000 người dân cư trú./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.