Các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài bốn ngày qua tại Islamabat, do giáo sỹ Hồi giáo Tahir-ul Qadri khởi xướng, đã chấm dứt vào tối 17/1 sau khi Chính phủ Pakistan đồng ý đáp ứng các yêu cầu của người biểu tình về cải cách bầu cử.
Sau nhiều giờ đàm phán, phái đoàn thương lượng của chính phủ gồm 10 thành viên do Tổng thống Asif Ali Zardari chỉ định và giáo sỹ Qadri đã đạt được thỏa thuận, theo đó, chính phủ chấp thuận giải tán quốc hội trước ngày 16/3 tới và tiến hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong vòng 90 ngày sau đó.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiến hành các cải cách bầu cử để cuộc bầu cử sắp tới diễn ra minh bạch, công bằng và tự do. Hai bên thỏa thuận sẽ gặp nhau tại thành phố (Lahore) vào ngày 27/1 để bàn về cải cách bầu cử và thành lập ủy ban bầu cử.
Giới phân tích nhận định, với thỏa thuận đạt được này, Pakistan đã tránh được một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng và mở đường cho các cuộc bầu cử trong vài tháng tới. Nếu bầu cử diễn ra như kế hoạch, đây sẽ là cuộc chuyển giao dân chủ đầu tiên giữa hai chính phủ dân sự trong lịch sử Pakistan.
Trước đó, ông Qadri đã ra "tối hậu thư" chính phủ phải thương lượng về những yêu cầu mà ông nêu ra, nếu không sẽ đánh mất "cơ hội hòa bình cuối cùng." Ông này yêu cầu chính phủ liên bang và các chính quyền tỉnh phải từ chức, giải tán quốc hội và hội đồng các tỉnh, đồng thời thành lập một ủy ban bầu cử trung lập.
[Pakistan: Phe biểu tình ra tối hậu thư với chính phủ]
Chính phủ Pakistan đã chấp nhận thương lượng với ông Qadri ngày 17/1 trong bối cảnh cuộc biểu tình rầm rộ do ông này phát động ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân ở Islamabat, trong khi chính trường Pakistan căng thẳng khi Tòa án Tối cao ngày 15/1 ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Raja Pervez Ashraf bị cáo buộc tham nhũng.
Giới chức Pakistan cho biết Tổng thống Dađari đã yêu cầu Quốc hội họp vào ngày 21/1 tới để bàn về những diễn biến chính trị, kinh tế trong nước./.
Sau nhiều giờ đàm phán, phái đoàn thương lượng của chính phủ gồm 10 thành viên do Tổng thống Asif Ali Zardari chỉ định và giáo sỹ Qadri đã đạt được thỏa thuận, theo đó, chính phủ chấp thuận giải tán quốc hội trước ngày 16/3 tới và tiến hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong vòng 90 ngày sau đó.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiến hành các cải cách bầu cử để cuộc bầu cử sắp tới diễn ra minh bạch, công bằng và tự do. Hai bên thỏa thuận sẽ gặp nhau tại thành phố (Lahore) vào ngày 27/1 để bàn về cải cách bầu cử và thành lập ủy ban bầu cử.
Giới phân tích nhận định, với thỏa thuận đạt được này, Pakistan đã tránh được một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng và mở đường cho các cuộc bầu cử trong vài tháng tới. Nếu bầu cử diễn ra như kế hoạch, đây sẽ là cuộc chuyển giao dân chủ đầu tiên giữa hai chính phủ dân sự trong lịch sử Pakistan.
Trước đó, ông Qadri đã ra "tối hậu thư" chính phủ phải thương lượng về những yêu cầu mà ông nêu ra, nếu không sẽ đánh mất "cơ hội hòa bình cuối cùng." Ông này yêu cầu chính phủ liên bang và các chính quyền tỉnh phải từ chức, giải tán quốc hội và hội đồng các tỉnh, đồng thời thành lập một ủy ban bầu cử trung lập.
[Pakistan: Phe biểu tình ra tối hậu thư với chính phủ]
Chính phủ Pakistan đã chấp nhận thương lượng với ông Qadri ngày 17/1 trong bối cảnh cuộc biểu tình rầm rộ do ông này phát động ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân ở Islamabat, trong khi chính trường Pakistan căng thẳng khi Tòa án Tối cao ngày 15/1 ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Raja Pervez Ashraf bị cáo buộc tham nhũng.
Giới chức Pakistan cho biết Tổng thống Dađari đã yêu cầu Quốc hội họp vào ngày 21/1 tới để bàn về những diễn biến chính trị, kinh tế trong nước./.
(TTXVN)