[Photo] Đặc sắc lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh đầu Xuân mới

Với kinh nghiệm 3 năm thi đấu cùng chiến thuật hết sức ấn tượng, Trần Hoàng Gia Huy (20 tuổi) và đồng đội của mình đã giành chiến thắng lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh năm 2024.

Chiều 15/2 (tức mùng 6 âm lịch), làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã diễn ra trận chung kết Lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang - Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chiều 15/2 (tức mùng 6 âm lịch), làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã diễn ra trận chung kết Lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang - Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 1.jpg
Chiều 15/2 (tức mùng 6 âm lịch), làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã diễn ra trận chung kết Lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang - Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 2.jpg
Vật cầu là môn thể thao rèn luyện cả trí và lực đồng thời mang tính mưu lược, nên có đầy đủ lứa tuổi khác nhau từ thiếu niên, U14 đến thanh niên trong làng tham gia. Mỗi lứa tuổi thì lại có một quả cầu tương ứng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 3.1.jpg
vnp_vat cau Thuy Linh 3.2.jpg
vnp_vat cau Thuy Linh 3.3.jpg
vnp_vat cau Thuy Linh 3.4.jpg
Trước trận chung kết chính thức đã diễn ra trận thi đấu của 4 đội thuộc U14 trong làng, với những màn tranh cướp cầu diễn ra hết sức kịch tính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 4.jpg
Lễ hội Vật cầu Thúy Lĩnh thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của người dân đồng bằng sông Hồng. Sân thi đấu hình vuông có một hố ở chính giữa sân để đặt quả cầu và 4 hố hay còn gọi là gôn ở bốn góc sân. Mỗi đội có 2 cầu thủ, mặc quần trắng, mình trần thắt đai theo 4 màu đỏ, xanh, vàng, tím. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 5.jpg
Trước khi bắt đầu trận thi đấu chính thức, các cầu thủ sẽ được trọng tài dẫn đi một vòng quanh sân để chào khán giả. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 6.jpg
Dựa theo nghi thức cổ truyền, mỗi giải đấu sẽ có 12 đội tham gia, mỗi đội có từ 6-8 thành viên chia thành các bảng đấu. 4 đội cuối cùng sẽ được tham dự trận chung kết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 7.jpg
Cầu được làm bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng và có trọng lượng theo từng độ tuổi, những vận động viên chính thức sẽ thi đấu với trái cầu nặng 20 cân, các vận động viên dưới 17 tuổi thì thi đấu với trái cầu 15 cân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 8.jpg
Các đội sẽ tìm mọi cách đưa quả cầu đặt giữa sân về hố của đội mình ở 4 góc sân trước sự cản phá quyết liệt của những thành viên đội khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 9.jpg
Trận đấu sẽ có 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút thi đấu. Đội nào đưa được quả cầu về gôn của mình sẽ được thưởng một giải con. Đội nào giành được 3 giải con sẽ được thưởng một giải cái. Trận đấu sẽ kết thúc khi có đội nào giành được giải cái hoặc đã hết 2 hiệp. Mỗi khi giành được giải con, các tuyển thủ phải vái lạy thành hoàng làng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 10.jpg
Sự giằng co quyết liệt để đưa quả cầu về hố của đội mình tạo nên sức hấp dẫn trong lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh. Những pha giằng co quyết liệt, chạy cầu vô cùng gay cấn tạo nên bầu không khí lễ hội náo nhiệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 11.jpg
Các tuyển thủ phải sử dụng mọi kỹ thuật và trí thông minh để đưa được cầu về gôn của đội mình. Trong khi đó, các đội còn lại phải tìm mọi cách để ngăn đội bạn đưa cầu về gôn và giành lại cầu mang về gôn mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 12.jpg
Thời gian nghỉ thi đấu giữa hiệp, các đội sẽ tranh thủ bàn chiến thuật để giành được cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 13.jpg
Trần Hoàng Gia Huy là một tuyển thủ tuy mới 20 tuổi nhưng đã có kinh nghiệm 3 năm thi đấu tại lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh. Trước đó từ 2-3 tuần, đội tuyển của Huy đã tập luyện kĩ càng bài tập như đi bộ lên dốc, vác tạ 20 cân chạy,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 14.1.jpg
vnp_vat cau Thuy Linh 14.2.jpg
vnp_vat cau Thuy Linh 14.3.jpg
vnp_vat cau Thuy Linh 14.4.jpg
Huy chia sẻ mình cùng các đồng đội đã lựa chọn chiến thuật tấn công và phòng thủ linh hoạt. Huy đợi đội bạn tấn công trước, đội mình phòng thủ và chớp lấy thời cơ thích hợp để giành quả cầu về gôn của mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 15.jpg
Niềm vui của chàng trai 20 tuổi cùng đồng đội mình khi giành giải Nhất lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_vat cau Thuy Linh 17.jpg
Giải thưởng hội vật chỉ là những món quà nhỏ mang ý nghĩa tượng trưng nhưng trên hết đó là niềm tự hào của mỗi tổ dân phố cùng sự kế thừa truyền thống cha ông. Lễ hội cũng là dịp để khích lệ tinh thần thượng võ dân tộc, đồng thời lưu giữ một nét độc đáo trong bức tranh văn hóa đa sắc màu đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục