Củi để thực hiện nghi lễ nhảy lửa được đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang chuẩn bị từ sớm (2023). (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Mâm lễ cúng trong nghi thức nhảy lửa của người Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (2023).(Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Lễ nhảy lửa được bắt đầu bằng việc thầy cúng của người Pà Thẻn làm lễ cầu khấn thần linh (Tuyên Quang, 2023).(Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Lễ hội nhảy lửa được tổ chức hằng năm sau khi thu hoạch mùa màng nhằm tạ ơn và cầu xin trời đất, thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, gia đình con cháu được khỏe mạnh. Đây là nét văn hóa độc đáo của người Pà Thẻn, Hà Giang (2013). (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Sau khi được thầy cúng làm lễ, người thanh niên nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực mà không bị bỏng (Hà Giang, 2013). (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Người Pà Thẻn nhảy múa trên đống than đỏ rực mà không hề bị bỏng, bị thương (Tuyên Quang, 2017). (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Sau khi được thầy cúng làm lễ, người thanh niên nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực mà không bị bỏng (Tuyên Quang, 2023).(Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Sau khi được thầy cúng làm lễ, người thanh niên nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực mà không bị bỏng (Tuyên Quang, 2023). (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Không có bất cứ một vật dụng nào để lót cho đôi chân của những chàng trai Pà Thẻn khi nhảy lửa (Tuyên Quang, 2023).(Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Theo người Pà Thẻn, việc nhảy lửa nhằm truyền dạy cho con cháu đời sau cách để xua đi nỗi sợ hãi, yếu đuối và kết hợp với các bài cúng, bài chú xin sức mạnh từ thần linh, giúp cho những người can đảm, mạnh mẽ mới nhảy được vào đống lửa thiêng (Tuyên Quang, 2023).(Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)