[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh

Những họa sỹ tài ba này đã "đánh lừa" thị giác của người xem khi tạo ra các tác phẩm hội họa hoàn hảo như một bức ảnh chụp.
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 1Diego Fazio là một họa sỹ đầy nhiệt huyết, ông sử dụng bút chì và than chì để vẽ một tác phẩm. Mỗi tác phẩm mất khoảng 200 giờ để hoàn thành. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 2Cái tài của họa sỹ Omar Ortiz chính là tạo màu, ánh sáng và đánh bóng, khả năng đó hoàn hảo tới mức không anh có thể tranh được vị trí đó của ông. Ông đặc biệt nổi tiếng với sở trường vẽ từng đường nét và đường cong trên cơ thể con người. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 3Gregory Thielker tạo nên những bức tranh 'ẩm ướt' và 'mưa gió' chỉ bằng màu nước và sơn dầu. Nhìn vào những bức tranh đó, người xem có cảm giác đang ngồi trong xe ngày mưa. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 4Mặc dù không có nền tảng hội họa như nhiều họa sỹ khác nhưng nghệ sỹ người Anh Ruth Tyson lại sở hữu tài năng thiên bẩm dành riêng cho các bức tranh tả thực khi sử dụng than chì và ít màu vẽ. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 5Roberto Bernardi khiến người xem nhầm lẫn các tác phẩm của anh là những tác phẩm nhiếp ảnh. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 6Robin Eley sử dụng sơn dầu để tạo ra những bức tranh tả thực khổ rộng. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 7Không chỉ là nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc, Gottfried Helnwein còn là họa sỹ chuyên dùng màu nước để vẽ. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 8Những bức họa của nghệ sỹ người Australia Vincent Fantauzzo nổi tiếng trên toàn thế giới. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 9Kamalky Laureano thực sự là một nghệ sỹ tài năng khi ông sử dụng công nghệ vẽ acrylic lên trên vải. Đối với Laureano, một bức tranh không chỉ đơn là bản sao của nhiếp ảnh mà đó còn là phản ánh của chính cuộc sống đó. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 10Công cụ duy nhất của họa sỹ Paul Cadden chính là than chì. Ông sử dụng chì để chuyển tải mọi đường nét của cuộc sống, từng nếp nhăn trên khuôn mặt. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 11Matthew Cornell không vẽ con người bởi ông cho rằng chính bản chất của tự nhiên là yếu tố lý tưởng nhất. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 12Thomas Arvid không được đào tạo bài bản về hội họa. Chính sự rèn luyện qua thời gian đã giúp ông nên điêu luyện. Đối tượng mà ông quan tâm nhất chính là rượu vang. Ông quan sát kỹ những yếu tố xung quanh để vẽ lên hầm rượu, chai rượu, nút chút, cái mở nắp, từng cái cốc theo chiều hướng siêu thực. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 13Từng theo học Học viện nghệ thuật Mỹ, nghệ sỹ Bryan Drury sở hữu nhiều giải thưởng danh giá ở Mỹ và châu Âu khi các tác phẩm của Drury tập trung vào làn da con người, tìm cách biểu lộ những xúc cảm mà con người cố che dấu. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 14Yigal Ozeri có tài năng trong chuyện thay đổi ánh sáng và bóng tối, những đốm lửa và ánh sáng chói lòa của mặt trời, do vậy, tạo ra hiệu ứng nhiếp ảnh lên tác phẩm của mình. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 15Taner Ceylan sử dụng công nghệ vẽ acrylic để tạo nên những tác phẩm siêu thực. (Nguồn: brightside)
[Photo] Những tác phẩm hội họa bị nhầm tưởng là nhiếp ảnh ảnh 16Mặc dù bắt đầu sự nghiệp hội hòa từ 2002 nhưng Andrew Tallbot đã sớm trở thành họa sỹ nổi tiếng khi sử dụng màu sắc nổi bật và cái nhìn hiện thực. (Nguồn: brightside)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục