Làng Thổ Hà nằm trên bờ sông Cầu, được sông bao bọc hệt như một hòn đảo nên du khách muốn đến làng phải đi đò qua sông. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Cổng làng bề thế và cổ kính, là một trong những chiếc cổng đẹp nhất ở vùng hạ và trung lưu sông Cầu. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Một trong bức tường xây bằng tiểu sảnh lâu đời còn tồn tại cho đến bây giờ, như nhân chứng cho lịch sử làng gốm Thổ Hà. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Ngoài nét cổ kính lâu đời cùng với nghề làm gốm, làng Thổ Hà còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với cái tên làng bánh đa. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Người dân buộc khung để xếp bánh đa phơi ngay trong sân đình. Trước đây muốn làm được mẻ bánh đa rất tốn công sức, quạt lò tráng bánh, giã bột bằng tay… nhưng bây giờ, người làng đã áp dụng công nghệ vào sản xuất nên việc đã nhàn đi rất nhiều, một ngày có thể làm được nhiều mẻ, sản lượng tăng gấp đôi. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Những mẻ bánh đa trắng ngần phơi nắng bên mái đình cong cong. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Khung cảnh gợi nhớ lại quãng thời gian xưa bên cổng Hợp Tác Xã. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Mọi diện tích, không gian đều được tận dụng để phơi bánh.Bánh đa nem sau khi tráng được mang đi phơi nắng cho khô. Bánh có mùi thơm nhẹ của bột, của nắng và màu trắng ngần đẹp mắt. Ngay khi trời tắt nắng, người dân sẽ thu những xếp bánh đa lại để tránh hơi ẩm của buổi chiều tối. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Nụ cười ngây thơ, hồn nhiên bên xấp bánh đa thân thuộc. (Mai Hiền/Vietnam+)
Trẻ em Thổ Hà lớn lên bên những phên bánh đa. (Mai Hiền/Vietnam+)
(Vietnam+)