Cây chè Shan Tuyết như “vàng xanh” mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào Mông trên vùng cao nguyên Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Cây chè Shan Tuyết hiện được ví như “vàng xanh” mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào Mông trên vùng cao nguyên đá khắc nghiệt huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Đây còn là giống chè quý mọc tự nhiên, ít có sự tác động của hóa chất nên nổi tiếng có chất lượng sạch, an toàn cho sức khoẻ.
Vào mùa Đông, trên các ngọn núi cao, băng giá phủ khắp cành cây, ngọn cỏ, những cây chè tưởng chừng không sống nổi trước cái lạnh thấu xương, trơ cành khẳng khiu. Nhưng khi mùa Xuân đến, cây chè lại nảy mầm, đâm chồi.
Sự khác biệt ở những cây chè sống ở độ cao hàng nghìn mét như chè Shan Tuyết chính là cánh chè sau khi chế biến sẽ còn vương lại một lớp phấn mỏng giống như tuyết. Đồng bào nơi đây xưa nay coi thứ thức uống tinh khiến này là sự hòa quyện và tích tụ tinh túy của trời và đất.
HTML clipboard Rừng chè Shan Tuyết ở xã Sín Chải, nơi có nhiều cây chè cổ thụ nhất huyện Tủa Chùa, Điện Biên. (Nguồn: VNP)
Bà con dân tộc Mông ở Sín Chải thường thu hoạch chè trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 10 hằng năm. (Nguồn: VNP) Vào vụ thu hoạch, những người phụ nữ Mông đứng trên độ cao hàng chục mét để hái chè. (Nguồn: VNP) Những gùi chè Shan Tuyết sau khi thu hoạch được vận chuyển về nhà sơ chế. (Nguồn: VNP) Những giò hoa phong lan sinh sống trên thân cây chè Shan Tuyết cổ thụ. (Nguồn: VNP) Sín Chải là xã có độ cao hơn 1400m so với mực nước biển, thời tiết xoay vần biến đổi, một ngày có thể có 4 hình thái mùa trong năm nên là nơi thích hợp cho cây chè Shan Tuyết phát triển. (Nguồn: VNP) Sơ chế chè Shan Tuyết tại một hộ gia đình ở xã Sín Chải. (Nguồn: VNP) Ông Hạng A Chư, người Mông thôn thôn Hấu Chua, một trong những điển hình của đồng bào dân tộc Mông trong việc phát triển kinh tế ga đình từ cây chè Shan Tuyết. (Nguồn: VNP) Cán bộ các Nhà máy chế biến chè thu mua chè của bà con trên địa bàn 4 xã quy hoạch vùng chè ở huyện Tủa Chùa. (Nguồn: VNP) Chăm sóc chè giống phục vụ cho Dự án Quy hoạch phát triển vùng chè tại 4 xã phía Bắc của huyện Tủa Chùa. (Nguồn: VNP) (Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)