Tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng châu Phi nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã được cộng đồng quốc tế nhấn mạnh từ hội nghị thượng đỉnh Copenhague (Đan Mạch) cuối năm 2009.
Tại các hội nghị ở Paris (Pháp) và Oslo (Nauy), các nước có diện tích rừng lớn nhất và các thể chế quốc tế đã nhóm họp để nối lại các cuộc đàm phán về cơ chế giảm phát khí thải nhà kính bằng các nỗ lực hạn chế phá rừng và suy thoái rừng (REDD) được châu Phi ủng hộ tại Copenhague.
Mục đích nhằm thông qua vốn quốc tế do các nước giàu đóng góp để cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển thành công trong việc bảo vệ rừng. Và 4 tỷ USD được cam kết đóng góp - một tin tức tốt lành cho các quốc gia khu vực Trung Phi đang nỗ lực bảo vệ rừng lưu vực sông Congo.
Tại hội nghị thượng đỉnh Copenhague, châu Phi ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển bảo vệ rừng.
Tại Oslo, các nước giàu ngày 27/5/2010 đã thông báo sẽ nâng viện trợ cho cuộc chiến chống phá rừng đến năm 2012 lên 4 tỷ USD, tăng hơn 500 triệu USD so với cam kết tại Copenhague.
Các nước tài trợ chính là Mỹ (1 tỷ USD), Nauy (1 tỷ USD), Nhật Bản (500 triệu USD), Anh (480 triệu USD), Pháp (375 triệu USD), Úc (120 triệu USD)...
Với diện tích rừng chiếm 26% rừng nhiệt đới thế giới, rừng lưu vực sông Congo sẽ được hưởng nhiều nhất từ sáng kiến REDD.
Rất nhiều nước đã có những hoạt động bảo vệ và quản lý rừng bền vững như Cộng hoà Congo hay Cộng hòa dân chủ Congo. Các đối tác đã ký các thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) và các thể chế quốc tế lớn như Ngân hàng phát triển châu Phi (BAD).
Về vấn đề này, Nhật Bản cũng đã cấp hơn 10 triêu USD cho Cộng hòa dân chủ Congo hồi tháng 5/2010 trong khuôn khổ một dự án bảo vệ rừng.
Bên cạnh sự hợp tác giữa các nhà nước, rừng châu Phi cũng đã bắt đầu thu hút sự quan tâm từ khu vực tư nhân. Tháng 6/2010, Cơ quan phát triển Anh (CDC) đã dành 50 triệu USD để phát triển rừng tại khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi.
Quỹ phát triển rừng bền vững châu Phi (GASFF) nằm dưới sự quản lý của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF). Giai đoạn đầu để thực hiện thu hút vốn đầu tư đã kết thúc đầu tháng 2/2011. Quỹ đã quyên góp được 84 triệu USD từ CDC và các thể chế phát triển quốc tế.
Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu trong thời gian tới với mục tiêu thu hút được 150 triệu USD từ khu vực tư nhân. Quỹ sẽ đầu tư cho các dự án trung bình từ 15 đến 30 triệu USD tại những quốc gia có diện tích rừng lớn như Mozambique, Tanzania, Nam Phi, Uganda, Ghana, Malawi và Zambia./.
Tại các hội nghị ở Paris (Pháp) và Oslo (Nauy), các nước có diện tích rừng lớn nhất và các thể chế quốc tế đã nhóm họp để nối lại các cuộc đàm phán về cơ chế giảm phát khí thải nhà kính bằng các nỗ lực hạn chế phá rừng và suy thoái rừng (REDD) được châu Phi ủng hộ tại Copenhague.
Mục đích nhằm thông qua vốn quốc tế do các nước giàu đóng góp để cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển thành công trong việc bảo vệ rừng. Và 4 tỷ USD được cam kết đóng góp - một tin tức tốt lành cho các quốc gia khu vực Trung Phi đang nỗ lực bảo vệ rừng lưu vực sông Congo.
Tại hội nghị thượng đỉnh Copenhague, châu Phi ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển bảo vệ rừng.
Tại Oslo, các nước giàu ngày 27/5/2010 đã thông báo sẽ nâng viện trợ cho cuộc chiến chống phá rừng đến năm 2012 lên 4 tỷ USD, tăng hơn 500 triệu USD so với cam kết tại Copenhague.
Các nước tài trợ chính là Mỹ (1 tỷ USD), Nauy (1 tỷ USD), Nhật Bản (500 triệu USD), Anh (480 triệu USD), Pháp (375 triệu USD), Úc (120 triệu USD)...
Với diện tích rừng chiếm 26% rừng nhiệt đới thế giới, rừng lưu vực sông Congo sẽ được hưởng nhiều nhất từ sáng kiến REDD.
Rất nhiều nước đã có những hoạt động bảo vệ và quản lý rừng bền vững như Cộng hoà Congo hay Cộng hòa dân chủ Congo. Các đối tác đã ký các thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) và các thể chế quốc tế lớn như Ngân hàng phát triển châu Phi (BAD).
Về vấn đề này, Nhật Bản cũng đã cấp hơn 10 triêu USD cho Cộng hòa dân chủ Congo hồi tháng 5/2010 trong khuôn khổ một dự án bảo vệ rừng.
Bên cạnh sự hợp tác giữa các nhà nước, rừng châu Phi cũng đã bắt đầu thu hút sự quan tâm từ khu vực tư nhân. Tháng 6/2010, Cơ quan phát triển Anh (CDC) đã dành 50 triệu USD để phát triển rừng tại khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi.
Quỹ phát triển rừng bền vững châu Phi (GASFF) nằm dưới sự quản lý của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF). Giai đoạn đầu để thực hiện thu hút vốn đầu tư đã kết thúc đầu tháng 2/2011. Quỹ đã quyên góp được 84 triệu USD từ CDC và các thể chế phát triển quốc tế.
Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu trong thời gian tới với mục tiêu thu hút được 150 triệu USD từ khu vực tư nhân. Quỹ sẽ đầu tư cho các dự án trung bình từ 15 đến 30 triệu USD tại những quốc gia có diện tích rừng lớn như Mozambique, Tanzania, Nam Phi, Uganda, Ghana, Malawi và Zambia./.
Thanh Bình (Vietnam+)