Quyền Tổng thống Moldova, ông Marian Lupu đã tuyên bố Quốc hội nước ông sẽ không bị giải tán vào ngày 28/9 tới. Tuyên bố trên đã được ông Lupu đưa ra với giới báo tại thủ đô Kishinev tối 24/9.
Quyền Tổng thống Lupu khẳng định sở dĩ ông không có ý định giải tán Quốc hội đương nhiệm vì Hiến pháp Moldova không có quy định rõ ràng cho tình hình đang hình thành trong nước (ý nói cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài do Quốc hội không bầu được tổng thống mới), đồng thời, ông Lupu đã chỉ trích Chánh án Tòa án Hiến pháp Moldova, ông Dumitru Pulbere đã vượt quá quyền hạn khi cho rằng cần phải giải tán Quốc hội hiện nay.
Trong khi đó, vòng đàm phán mới ngày 24/9 giữa Đảng Cộng sản Moldova (CPM, chiếm 42/101 ghế Quốc hội) với đại diện Đảng Tự do - Dân chủ (LDP) nhằm thành lập liên minh cầm quyền mới, đã bị đổ vỡ do hai bên không đạt được thỏa thuận nào. Trong bối cảnh này, CPM đã đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp Moldova đòi giải tán Quốc hội hiện nay và tổ chức tổng tuyển cử mới.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Moldova kéo dài từ tháng 4/2009 đến nay do Quốc hội không bầu được tổng thống mới khiến chính quyền của CPM sụp đổ sau 8 năm cầm quyền và phe đối lập gồm ba chính đảng hợp thành "Liên minh vì liên kết châu Âu" (AEI) lên nắm quyền.
AEI hiện chiếm 59/101 ghế của Quốc hội, nhưng cũng không thể bầu được tổng thống mới vì không nhận được sự ủng hộ của CPM để hội đủ 61 phiếu ủng hộ cần thiết. Đồng thời, ba chính đảng hợp thành AEI gồm LDP, Đảng Tự do (LP) và Đảng Dân chủ (DP) lại bất đồng sâu sắc trong thời gian qua khiến cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Moldova càng thêm sâu sắc.
CPM đã nhiều lần đàm phán với LDP nhằm thành lập liên minh cầm quyền mới, nhưng chưa thành công. Dư luận cho rằng hiện chưa có lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng tại Moldova, kể cả khi nước này giải tán Quốc hội đương nhiệm và tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn một lần nữa./.
Quyền Tổng thống Lupu khẳng định sở dĩ ông không có ý định giải tán Quốc hội đương nhiệm vì Hiến pháp Moldova không có quy định rõ ràng cho tình hình đang hình thành trong nước (ý nói cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài do Quốc hội không bầu được tổng thống mới), đồng thời, ông Lupu đã chỉ trích Chánh án Tòa án Hiến pháp Moldova, ông Dumitru Pulbere đã vượt quá quyền hạn khi cho rằng cần phải giải tán Quốc hội hiện nay.
Trong khi đó, vòng đàm phán mới ngày 24/9 giữa Đảng Cộng sản Moldova (CPM, chiếm 42/101 ghế Quốc hội) với đại diện Đảng Tự do - Dân chủ (LDP) nhằm thành lập liên minh cầm quyền mới, đã bị đổ vỡ do hai bên không đạt được thỏa thuận nào. Trong bối cảnh này, CPM đã đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp Moldova đòi giải tán Quốc hội hiện nay và tổ chức tổng tuyển cử mới.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Moldova kéo dài từ tháng 4/2009 đến nay do Quốc hội không bầu được tổng thống mới khiến chính quyền của CPM sụp đổ sau 8 năm cầm quyền và phe đối lập gồm ba chính đảng hợp thành "Liên minh vì liên kết châu Âu" (AEI) lên nắm quyền.
AEI hiện chiếm 59/101 ghế của Quốc hội, nhưng cũng không thể bầu được tổng thống mới vì không nhận được sự ủng hộ của CPM để hội đủ 61 phiếu ủng hộ cần thiết. Đồng thời, ba chính đảng hợp thành AEI gồm LDP, Đảng Tự do (LP) và Đảng Dân chủ (DP) lại bất đồng sâu sắc trong thời gian qua khiến cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Moldova càng thêm sâu sắc.
CPM đã nhiều lần đàm phán với LDP nhằm thành lập liên minh cầm quyền mới, nhưng chưa thành công. Dư luận cho rằng hiện chưa có lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng tại Moldova, kể cả khi nước này giải tán Quốc hội đương nhiệm và tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn một lần nữa./.
(TTXVN/Vietnam+)