Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) vừa tổ chức Lễ ra mắt công ty Cổ phần đóng mới và sửa chữa phương tiện nổi PTSC Shipyard tại Ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
PTSC Shipyard sẽ tập trung các hoạt động của mình vào một trong những lĩnh vực mũi nhọn mà Tổng công ty PTSC quyết tâm đầu tư và đẩy mạnh phát triển là tự thiết kế, đóng mới và sửa chữa các tàu dịch vụ dầu khí.
Để đưa đội tàu của PTSC đạt thứ hạng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, Tổng Công ty PTSC sẽ hạn chế dần và tiến tới chủ động, không lệ thuộc vào các chủ tàu trong việc thuê phương tiện khai thác, sau nữa trở thành đơn vị đóng tàu có uy tín đối với các thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như các khách hàng tiềm năng khác trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng phát triển một số hoạt động cơ khí hàng hải vốn là thế mạnh của PTSC.
Trước khi PTSC Shipyard ra đời, việc phát triển đội tàu của Tổng Công ty PTSC chủ yếu thực hiện qua hình thức mua mới, hoán cải hoặc đặt đóng mới, nhưng đều thông qua các nhà thầu trong và ngoài nước khác.
Từ cuối năm 2007, công tác đóng mới phương tiện nổi lần đầu tiên được Tổng Công ty PTSC đưa vào thử nghiệm và đã thành công với sản phẩm đầu tiên là sà lan 5.000 T với tên gọi PTSC-01 và được giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí biển (POS), một đơn vị thành viên của Tổng Công ty PTSC quản lý và khai thác.
Tiếp sau đó, các sản phẩm do PTSC M&C đóng mới là series tàu kéo 3.500 BHP (PTSC-02) và 4.750HP (PTSC-03) do Tập đoàn Damen Hà Lan tư vấn thiết kế, phục vụ hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi đã thành công và hoàn thành bàn giao trước tiến độ, tiết kiệm được chi phí đầu tư.
Công ty PTSC Shipyard ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của PTSC trong lĩnh vực cơ khí hàng hải nói riêng và và ngành đóng tàu Việt Nam nói chung, mở ra cơ hội lớn cho PTSC trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trong nước, giảm chi phí thuê, mua tàu từ nước ngoài.
Mục tiêu của PTSC Shipyard từ nay đến 2015 sẽ hoàn thành đóng mới được 30 tàu chuyên dụng với công suất 04 tàu/ năm và sửa chữa khoảng 10 tàu cho PTSC và các đơn vị thành viên khác của PVN.
Hiện tại, điều kiện luồng và kho bãi của nhà máy cho phép PTSC Shipyard có thể đóng các loại tàu dịch vụ dầu khí, tàu dầu với chiều dài lên tới 110m, tải trọng 10.000DWT và công suất 15.000 BHP sửa chữa các tàu tải trọng 15.000DWT.
Ngay sau khi đi vào hoạt động, PTSC Shipyard sẽ thực hiện ngay đóng mới tàu dịch vụ 2.200 BHP cho PTSC Quảng Ngãi, phục vụ hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và bắt đầu triển khai đóng mới dự án tàu AHTS 5.100 BHP theo đơn đặt hàng của Tổng Công ty PTSC để phục vụ khách hàng Talisman Malaysia Limited (TML).
PTSC Shipyard ra đời trên cơ sở sáp nhập Ban đầu tư Đóng mới và Mua sắm Phương tiện nổi (PTSC New Ship Building Division) và bộ phận đóng tàu của Công ty TNHH MTV Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) với Dự án Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch - Đồng Nai từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) sau khi Dự án này được Vinashin chính thức bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Công ty Cổ phần Đóng mới và Sửa chữa Phương tiện nổi PTSC hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 03 cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), Công ty Cổ phần Tập đoàn Năng lượng Dầu khí (PV-EIC), trong đó PTSC là thành viên nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ vốn góp là 51%. Các thành viên còn lại lần lượt giữ 38% (PV-EIC) và 11% (PVFC)./.
PTSC Shipyard sẽ tập trung các hoạt động của mình vào một trong những lĩnh vực mũi nhọn mà Tổng công ty PTSC quyết tâm đầu tư và đẩy mạnh phát triển là tự thiết kế, đóng mới và sửa chữa các tàu dịch vụ dầu khí.
Để đưa đội tàu của PTSC đạt thứ hạng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, Tổng Công ty PTSC sẽ hạn chế dần và tiến tới chủ động, không lệ thuộc vào các chủ tàu trong việc thuê phương tiện khai thác, sau nữa trở thành đơn vị đóng tàu có uy tín đối với các thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như các khách hàng tiềm năng khác trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng phát triển một số hoạt động cơ khí hàng hải vốn là thế mạnh của PTSC.
Trước khi PTSC Shipyard ra đời, việc phát triển đội tàu của Tổng Công ty PTSC chủ yếu thực hiện qua hình thức mua mới, hoán cải hoặc đặt đóng mới, nhưng đều thông qua các nhà thầu trong và ngoài nước khác.
Từ cuối năm 2007, công tác đóng mới phương tiện nổi lần đầu tiên được Tổng Công ty PTSC đưa vào thử nghiệm và đã thành công với sản phẩm đầu tiên là sà lan 5.000 T với tên gọi PTSC-01 và được giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí biển (POS), một đơn vị thành viên của Tổng Công ty PTSC quản lý và khai thác.
Tiếp sau đó, các sản phẩm do PTSC M&C đóng mới là series tàu kéo 3.500 BHP (PTSC-02) và 4.750HP (PTSC-03) do Tập đoàn Damen Hà Lan tư vấn thiết kế, phục vụ hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi đã thành công và hoàn thành bàn giao trước tiến độ, tiết kiệm được chi phí đầu tư.
Công ty PTSC Shipyard ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của PTSC trong lĩnh vực cơ khí hàng hải nói riêng và và ngành đóng tàu Việt Nam nói chung, mở ra cơ hội lớn cho PTSC trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trong nước, giảm chi phí thuê, mua tàu từ nước ngoài.
Mục tiêu của PTSC Shipyard từ nay đến 2015 sẽ hoàn thành đóng mới được 30 tàu chuyên dụng với công suất 04 tàu/ năm và sửa chữa khoảng 10 tàu cho PTSC và các đơn vị thành viên khác của PVN.
Hiện tại, điều kiện luồng và kho bãi của nhà máy cho phép PTSC Shipyard có thể đóng các loại tàu dịch vụ dầu khí, tàu dầu với chiều dài lên tới 110m, tải trọng 10.000DWT và công suất 15.000 BHP sửa chữa các tàu tải trọng 15.000DWT.
Ngay sau khi đi vào hoạt động, PTSC Shipyard sẽ thực hiện ngay đóng mới tàu dịch vụ 2.200 BHP cho PTSC Quảng Ngãi, phục vụ hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và bắt đầu triển khai đóng mới dự án tàu AHTS 5.100 BHP theo đơn đặt hàng của Tổng Công ty PTSC để phục vụ khách hàng Talisman Malaysia Limited (TML).
PTSC Shipyard ra đời trên cơ sở sáp nhập Ban đầu tư Đóng mới và Mua sắm Phương tiện nổi (PTSC New Ship Building Division) và bộ phận đóng tàu của Công ty TNHH MTV Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) với Dự án Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch - Đồng Nai từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) sau khi Dự án này được Vinashin chính thức bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Công ty Cổ phần Đóng mới và Sửa chữa Phương tiện nổi PTSC hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 03 cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), Công ty Cổ phần Tập đoàn Năng lượng Dầu khí (PV-EIC), trong đó PTSC là thành viên nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ vốn góp là 51%. Các thành viên còn lại lần lượt giữ 38% (PV-EIC) và 11% (PVFC)./.
Đức Duy (Vietnam+)