Công ty dầu mỏ Repsol (Tây Ban Nha) vừa mua lại số cổ phiếu của hãng trị giá 2,57 tỷ euro (3,4 tỷ USD) từ tay công ty xây dựng Sacyr Vallerhermoso (Sacyr).
Thương vụ diễn ra chỉ 24 giờ trước khi Sacyr đối mặt với hạn phải trả khoản nợ lớn. Sau vụ mua bán này, cổ phần của Sacyr trong công ty Repsol sẽ giảm từ 20% xuống còn 10%.
Sacyr đã trở thành biểu tượng của làn sóng đầu tư mạnh mẽ trên thị trường bất động sản hồi cuối thập niên 1990, nhưng đến cuối tháng 9/2011, số nợ ròng mà Sacyr "tích lũy" đã lên tới 11,1 tỷ euro.
Ngày 21/12 là thời hạn chót Sacyr phải thanh toán cho các chủ nợ khoản vay lên tới 5 tỷ euro mà công ty này đã sử dụng để mua 20,01% cổ phần trong Repsol. Sacyr đã buộc phải bán đi một nửa số cổ phần mà Sacyr đang nắm giữ trong Repsol để trả nợ.
Công ty dầu mỏ China Petroleum & Chemical Corporation và một tập đoàn dầu mỏ của Nam Mỹ cũng đã nhòm ngó thương vụ này, nhưng sau cùng Repsol đã mua lại thành công số cổ phần đó với giá 21,066 euro/cổ phiếu, thấp hơn 5% so với giá đóng cửa ngày 21/12.
Sự thiếu đồng thuận giữa các ngân hàng và Sacyr đã tạo ra sự bất ổn kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của Repsol và có thể gây thêm tác động xấu đối với các kế hoạch tăng trưởng của công ty này.
Thêm vào đó, sự liên đới của một lượng lớn các ngân hàng cùng với sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng này có thể dẫn tới việc bán ồ ạt và lộn xộn cổ phiếu của Repsol.
Do vậy, các nhà đầu tư tỏ ra vui mừng trước việc Repsol đạt được thỏa thuận mua lại cổ phần từ Sacyr, qua đó giúp đẩy cổ phiếu của Sacyr lập tức tăng 10,26% lên 4,44 euro và cổ phiếu của Repsol tăng 1,2% lên 22,44 euro./.
Thương vụ diễn ra chỉ 24 giờ trước khi Sacyr đối mặt với hạn phải trả khoản nợ lớn. Sau vụ mua bán này, cổ phần của Sacyr trong công ty Repsol sẽ giảm từ 20% xuống còn 10%.
Sacyr đã trở thành biểu tượng của làn sóng đầu tư mạnh mẽ trên thị trường bất động sản hồi cuối thập niên 1990, nhưng đến cuối tháng 9/2011, số nợ ròng mà Sacyr "tích lũy" đã lên tới 11,1 tỷ euro.
Ngày 21/12 là thời hạn chót Sacyr phải thanh toán cho các chủ nợ khoản vay lên tới 5 tỷ euro mà công ty này đã sử dụng để mua 20,01% cổ phần trong Repsol. Sacyr đã buộc phải bán đi một nửa số cổ phần mà Sacyr đang nắm giữ trong Repsol để trả nợ.
Công ty dầu mỏ China Petroleum & Chemical Corporation và một tập đoàn dầu mỏ của Nam Mỹ cũng đã nhòm ngó thương vụ này, nhưng sau cùng Repsol đã mua lại thành công số cổ phần đó với giá 21,066 euro/cổ phiếu, thấp hơn 5% so với giá đóng cửa ngày 21/12.
Sự thiếu đồng thuận giữa các ngân hàng và Sacyr đã tạo ra sự bất ổn kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của Repsol và có thể gây thêm tác động xấu đối với các kế hoạch tăng trưởng của công ty này.
Thêm vào đó, sự liên đới của một lượng lớn các ngân hàng cùng với sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng này có thể dẫn tới việc bán ồ ạt và lộn xộn cổ phiếu của Repsol.
Do vậy, các nhà đầu tư tỏ ra vui mừng trước việc Repsol đạt được thỏa thuận mua lại cổ phần từ Sacyr, qua đó giúp đẩy cổ phiếu của Sacyr lập tức tăng 10,26% lên 4,44 euro và cổ phiếu của Repsol tăng 1,2% lên 22,44 euro./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)