Không gian huyền ảo, lộng lẫy của Hoàng Cung (Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế) trong các đêm 8, 10, 12, 13/4 đã diễn ra chương trình Đêm Phương Đông, trình diễn vẻ đẹp của trang phục các dân tộc một số nước châu Á.
Các bộ trang phục dân tộc của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Philippines và Việt Nam đều được trình diễn trên nền những làn điệu âm nhạc dân gian truyền thống của mỗi nước.
Sân khấu trình diễn không quá sáng, chỉ được thắp lên bằng đèn lồng và những ngọn nến lung linh trong đêm càng tôn lên vẻ đẹp huyền bí và lộng lẫy của những bộ trang phục truyền thống, đủ sắc màu văn hoá các nước đến từ châu Á, vốn mang tính truyền thống gắn liền với triết lý sống vững mạnh, sâu sắc của mỗi dân tộc.
Các Hoa hậu Việt Nam Mai Phương Thúy, Tùy Dung và Ngọc Hân xuất hiện ở các đêm diễn trong trang phục các quốc gia và các bộ sưu tập áo dài đặc sắc của hai nhà thiết kế Sĩ Hoàng và Minh Hạnh.
[Festival Huế: Các đoàn nước ngoài hút người xem]
Tối 13/4, tại sân khấu Nghinh Lương Đình, hàng trăm khán giả đã đắm say trong những vũ khúc sinh động của Đoàn nghệ thuật dân gian Liceo, tái hiện đời sống sinh hoạt, tâm linh của người dân ở đất nước Philippines xinh đẹp.
Trên nền nhạc dân gian bản xứ, các nghệ sỹ trẻ của đoàn đã cống hiến cho khán giả những vũ điệu mềm mại và điêu luyện trong điệu múa Binaylan của những cô gái xứ Higaunon, kể về chuyện tình hai cô gái muốn chiếm lấy tình cảm của người con trai cho mình; múa Singkil kể về câu chuyện giữa công chúa Lawanen và hoàng tử Bantugan trong sử thi của người Maranao; điệu nhảy Bangku Pangalay miêu tả những đợt sóng ở đảo Jolo; điệu nhảy của chim Tahaw, loài chim tượng trưng cho cộng đồng, và điệu múa của những phụ nữ Talaandig đánh thức thần Đất, cho vụ mùa bội thu, bảo vệ sự đoàn kết của bộ tộc...
Tại sân khấu Bia quốc học, đoàn nghệ thuật múa Srilanka đã đem đến cho công chúng một không gian huyền bí trong tín ngưỡng thần linh của những điệu múa kết hợp với làn điệu âm nhạc truyền thống đặc trưng vùng Sri Lanka.
Khán giả bị cuốn hút bởi những giai điệu mới lạ, độc đáo từ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc truyền thống đặc trưng và nhạc Jazz đông tây đương đại. Đặc biệt, cả khán đài như nóng hơn, các nghệ sỹ đã truyền lửa cho người xem bằng màn ngẫu hứng trống tưng bừng đầy ấn tượng. Các tiết mục của đoàn bao gồm các điệu nhảy phong phú của vùng Kadian, loại hình vũ kịch Kolam của vùng Low Country, và vùng Sabaragamuwa với những điệu múa liên quan đến nghi lễ Gam Maduwa.
Với các điệu múa truyền thống Sukothai, múa Phu Thai, múa dừa Grapo, vũ kịch Khon trong sử thi Ramakien, những chàng trai và cô gái Thái (đoàn Kalasin) đã đưa khán giả dạo khắp miền của đất nước Thái Lan.
Trong thời gian Festival Huế 2012, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức tour du lịch "Ngự thuyền khám phá sông Hương." Đáng chú ý là việc phục hồi lại chiếc thuyền ngự (kiểu Thuyền Ngự Tế Thông) kiểu thuyền cung đình này làm hoàn toàn bằng gỗ, với kinh phí trên 4 tỷ đồng. Thuyền dài 27m, rộng 7,2m, cao 5,9m, chứa tối đa 120 người.
Ngự thuyền đưa du khách từ bến Nghinh Lương Đình, ngược dòng Hương Giang để thỏa sức khám phá vẻ đẹp của dòng sông từ buổi ban mai cho đến khi Mặt Trời đứng bóng (tour sáng), hay từ chiều đến lúc hoàng hôn buông giăng lững lờ (tour chiều).
Suốt dọc hành trình, du khách đưọc đi qua những vùng đất Kim Long nổi tiếng với những phủ đệ, nhà vườn; được ngắm ngọn tháp Phước Duyên của Thiên Mụ; cụm di tích Võ Thánh-Văn Thánh-Khải Thánh Từ, gắn liền với bao huyền thoại về văn công, võ nghiệp của các bậc tiền bối, tạo nên con đường du lịch văn hóa-di sản đầy tính nhân văn. Trong chặng hành trình, ngự thuyền dừng chân ở điện Hòn Chén, chân đồi Vọng Cảnh, cồn Dã Viên và cầu Tràng Tiền vốn là những địa danh nổi của Huế.
Sau hàng chục năm vắng bóng, đây là lần thứ hai thuyền ngự xuất hiện trên sông Hương. Trước đó, tại Festival Huế 2010, chiếc thuyền ngự xuất hiện trên sông Hương trong chương trình "Huyền thoại sông Hương" với lung linh sắc màu./.
Các bộ trang phục dân tộc của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Philippines và Việt Nam đều được trình diễn trên nền những làn điệu âm nhạc dân gian truyền thống của mỗi nước.
Sân khấu trình diễn không quá sáng, chỉ được thắp lên bằng đèn lồng và những ngọn nến lung linh trong đêm càng tôn lên vẻ đẹp huyền bí và lộng lẫy của những bộ trang phục truyền thống, đủ sắc màu văn hoá các nước đến từ châu Á, vốn mang tính truyền thống gắn liền với triết lý sống vững mạnh, sâu sắc của mỗi dân tộc.
Các Hoa hậu Việt Nam Mai Phương Thúy, Tùy Dung và Ngọc Hân xuất hiện ở các đêm diễn trong trang phục các quốc gia và các bộ sưu tập áo dài đặc sắc của hai nhà thiết kế Sĩ Hoàng và Minh Hạnh.
[Festival Huế: Các đoàn nước ngoài hút người xem]
Tối 13/4, tại sân khấu Nghinh Lương Đình, hàng trăm khán giả đã đắm say trong những vũ khúc sinh động của Đoàn nghệ thuật dân gian Liceo, tái hiện đời sống sinh hoạt, tâm linh của người dân ở đất nước Philippines xinh đẹp.
Trên nền nhạc dân gian bản xứ, các nghệ sỹ trẻ của đoàn đã cống hiến cho khán giả những vũ điệu mềm mại và điêu luyện trong điệu múa Binaylan của những cô gái xứ Higaunon, kể về chuyện tình hai cô gái muốn chiếm lấy tình cảm của người con trai cho mình; múa Singkil kể về câu chuyện giữa công chúa Lawanen và hoàng tử Bantugan trong sử thi của người Maranao; điệu nhảy Bangku Pangalay miêu tả những đợt sóng ở đảo Jolo; điệu nhảy của chim Tahaw, loài chim tượng trưng cho cộng đồng, và điệu múa của những phụ nữ Talaandig đánh thức thần Đất, cho vụ mùa bội thu, bảo vệ sự đoàn kết của bộ tộc...
Tại sân khấu Bia quốc học, đoàn nghệ thuật múa Srilanka đã đem đến cho công chúng một không gian huyền bí trong tín ngưỡng thần linh của những điệu múa kết hợp với làn điệu âm nhạc truyền thống đặc trưng vùng Sri Lanka.
Khán giả bị cuốn hút bởi những giai điệu mới lạ, độc đáo từ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc truyền thống đặc trưng và nhạc Jazz đông tây đương đại. Đặc biệt, cả khán đài như nóng hơn, các nghệ sỹ đã truyền lửa cho người xem bằng màn ngẫu hứng trống tưng bừng đầy ấn tượng. Các tiết mục của đoàn bao gồm các điệu nhảy phong phú của vùng Kadian, loại hình vũ kịch Kolam của vùng Low Country, và vùng Sabaragamuwa với những điệu múa liên quan đến nghi lễ Gam Maduwa.
Với các điệu múa truyền thống Sukothai, múa Phu Thai, múa dừa Grapo, vũ kịch Khon trong sử thi Ramakien, những chàng trai và cô gái Thái (đoàn Kalasin) đã đưa khán giả dạo khắp miền của đất nước Thái Lan.
Trong thời gian Festival Huế 2012, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức tour du lịch "Ngự thuyền khám phá sông Hương." Đáng chú ý là việc phục hồi lại chiếc thuyền ngự (kiểu Thuyền Ngự Tế Thông) kiểu thuyền cung đình này làm hoàn toàn bằng gỗ, với kinh phí trên 4 tỷ đồng. Thuyền dài 27m, rộng 7,2m, cao 5,9m, chứa tối đa 120 người.
Ngự thuyền đưa du khách từ bến Nghinh Lương Đình, ngược dòng Hương Giang để thỏa sức khám phá vẻ đẹp của dòng sông từ buổi ban mai cho đến khi Mặt Trời đứng bóng (tour sáng), hay từ chiều đến lúc hoàng hôn buông giăng lững lờ (tour chiều).
Suốt dọc hành trình, du khách đưọc đi qua những vùng đất Kim Long nổi tiếng với những phủ đệ, nhà vườn; được ngắm ngọn tháp Phước Duyên của Thiên Mụ; cụm di tích Võ Thánh-Văn Thánh-Khải Thánh Từ, gắn liền với bao huyền thoại về văn công, võ nghiệp của các bậc tiền bối, tạo nên con đường du lịch văn hóa-di sản đầy tính nhân văn. Trong chặng hành trình, ngự thuyền dừng chân ở điện Hòn Chén, chân đồi Vọng Cảnh, cồn Dã Viên và cầu Tràng Tiền vốn là những địa danh nổi của Huế.
Sau hàng chục năm vắng bóng, đây là lần thứ hai thuyền ngự xuất hiện trên sông Hương. Trước đó, tại Festival Huế 2010, chiếc thuyền ngự xuất hiện trên sông Hương trong chương trình "Huyền thoại sông Hương" với lung linh sắc màu./.
Tường Vi-Quốc Việt (TTXVN)