Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ngày 19/10 cho biết, chỉ sau 5 giây kể từ khi Viện Vật lý Địa Cầu thông báo, hệ thống cảnh báo sóng thần do đơn vị này thiết kế đã phát đi cảnh báo đầu tiên.
Đây là kết quả sau đợt diễn tập ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn tại Đà Nẵng ngày 18/9.
Theo đó, thông tin mà hệ thống cảnh báo của Viettel lắp đặt được được phát đi trên các loa công cộng công suất lớn đặt trên các đài trực canh, đài truyền thanh. Ngoài ra, nó còn được nhắn tin đến máy điện thoại di động của các lãnh đạo địa phương và nhân dân, du khách đang có mặt trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Trước đó, tháng 11/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Tập đoàn Viettel thiết kế hệ thống cảnh báo sóng thần. Tháng 5/2011, 10 trạm đầu tiên của hệ thống cảnh báo sóng thần đã được lắp đặt tại thành phố Đà Nẵng.
Theo Viettel, so với các hệ thống tương tự trên thế giới, hệ thống của Việt Nam khi thiết kế ban đầu đã dựa trên ý tưởng sử dụng lại hạ tầng mạng truyền thanh của địa phương để phát cảnh báo vì đây là phương tiện thông tin quen thuộc của người dân, hạ tầng rộng khắp.
Ngoài ra, phần mềm và phần cứng của hệ thống cảnh báo sóng thần được thiết kế trong nước nên chúng ta có thể chủ động hoàn toàn về mặt tính năng kỹ thuật, tiết kiệm chi phí./.
Đây là kết quả sau đợt diễn tập ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn tại Đà Nẵng ngày 18/9.
Theo đó, thông tin mà hệ thống cảnh báo của Viettel lắp đặt được được phát đi trên các loa công cộng công suất lớn đặt trên các đài trực canh, đài truyền thanh. Ngoài ra, nó còn được nhắn tin đến máy điện thoại di động của các lãnh đạo địa phương và nhân dân, du khách đang có mặt trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Trước đó, tháng 11/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Tập đoàn Viettel thiết kế hệ thống cảnh báo sóng thần. Tháng 5/2011, 10 trạm đầu tiên của hệ thống cảnh báo sóng thần đã được lắp đặt tại thành phố Đà Nẵng.
Theo Viettel, so với các hệ thống tương tự trên thế giới, hệ thống của Việt Nam khi thiết kế ban đầu đã dựa trên ý tưởng sử dụng lại hạ tầng mạng truyền thanh của địa phương để phát cảnh báo vì đây là phương tiện thông tin quen thuộc của người dân, hạ tầng rộng khắp.
Ngoài ra, phần mềm và phần cứng của hệ thống cảnh báo sóng thần được thiết kế trong nước nên chúng ta có thể chủ động hoàn toàn về mặt tính năng kỹ thuật, tiết kiệm chi phí./.
Trung Hiền (Vietnam+)