Ngày 20/4, ông Nguyễn Ngọc Dinh, Trưởng ban Dân chủ-Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết theo thống kê sơ bộ bước đầu, sau hiệp thương vòng ba, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã chọn ra 832/1.085 người ứng cử Đại biểu Quốc hội để đưa vào danh sách bầu cử chính thức, với số dư bầu cử đạt tỷ lệ khoảng 1,64%.
Bốn tỉnh có số dư cao nhất là Gia Lai, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng và Hà Tĩnh, đều đạt 1,86%. Trong số 832 người ứng cử, tỷ lệ nữ đạt trên 30%, người ngoài Đảng đạt trên 15%, dân tộc thiểu số trên 15%, người trẻ tuổi đạt trên 20%... Các hội nghị hiệp thương đều được tổ chức dân chủ, thẳng thắn, đúng pháp luật và đúng tiến độ.
15 người trong số 83 người tự ứng cử trên cả nước đã vào danh sách chính thức. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi có bốn người tự ứng cử, còn lại thuộc các tỉnh, thành phố khác. Người tự ứng cử chủ yếu là doanh nhân, trong đó có cả người trẻ tuổi.
Theo dự kiến, ngày 27/4 sẽ là hạn cuối lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử.
Từ ngày 3-18/5, Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ tổ chức các hội nghị tiếp xúc để những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri nơi mình ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử.
Sau khi Hội đồng bầu cử công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử Đại biểu Quốc hội báo cho người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình sắp xếp thời gian về địa phương nơi mình ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử theo kế hoạch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Người ứng cử ở địa phương nào cần chủ động liên hệ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh nơi đó để biết kế hoạch cụ thể và lịch tiếp xúc cử tri.
Theo ông Dinh, người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ cùng tiếp xúc với cử tri tại đơn vị bầu cử. Cử tri sẽ được nghe chương trình hành động và tham gia đóng góp ý kiến cho người ứng cử Đại biểu Quốc hội; đồng thời thực hiện giám sát nếu người đó trúng cử. Đây cũng là cơ hội tạo mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa người ứng cử Đại biểu Quốc hội với cử tri, nâng cao trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội với nhân dân.
"Chương trình hành động thể hiện năng lực, trí tuệ, đức tính… của người ứng cử Đại biểu Quốc hội. Vì vậy, người ứng cử cần bám sát thực tiễn địa phương, cũng như nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương. Nếu trúng cử, Đại biểu Quốc hội phải thực hiện những cam kết bằng việc làm cụ thể chứ không nên hứa suông. Ngoài ra, phong cách trình bày trước dân phải tự tin, đĩnh đạc, có như vậy mới đủ sức thuyết phục…," ông Dinh cho biết./.
Bốn tỉnh có số dư cao nhất là Gia Lai, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng và Hà Tĩnh, đều đạt 1,86%. Trong số 832 người ứng cử, tỷ lệ nữ đạt trên 30%, người ngoài Đảng đạt trên 15%, dân tộc thiểu số trên 15%, người trẻ tuổi đạt trên 20%... Các hội nghị hiệp thương đều được tổ chức dân chủ, thẳng thắn, đúng pháp luật và đúng tiến độ.
15 người trong số 83 người tự ứng cử trên cả nước đã vào danh sách chính thức. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi có bốn người tự ứng cử, còn lại thuộc các tỉnh, thành phố khác. Người tự ứng cử chủ yếu là doanh nhân, trong đó có cả người trẻ tuổi.
Theo dự kiến, ngày 27/4 sẽ là hạn cuối lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử.
Từ ngày 3-18/5, Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ tổ chức các hội nghị tiếp xúc để những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri nơi mình ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử.
Sau khi Hội đồng bầu cử công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử Đại biểu Quốc hội báo cho người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình sắp xếp thời gian về địa phương nơi mình ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử theo kế hoạch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Người ứng cử ở địa phương nào cần chủ động liên hệ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh nơi đó để biết kế hoạch cụ thể và lịch tiếp xúc cử tri.
Theo ông Dinh, người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ cùng tiếp xúc với cử tri tại đơn vị bầu cử. Cử tri sẽ được nghe chương trình hành động và tham gia đóng góp ý kiến cho người ứng cử Đại biểu Quốc hội; đồng thời thực hiện giám sát nếu người đó trúng cử. Đây cũng là cơ hội tạo mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa người ứng cử Đại biểu Quốc hội với cử tri, nâng cao trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội với nhân dân.
"Chương trình hành động thể hiện năng lực, trí tuệ, đức tính… của người ứng cử Đại biểu Quốc hội. Vì vậy, người ứng cử cần bám sát thực tiễn địa phương, cũng như nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương. Nếu trúng cử, Đại biểu Quốc hội phải thực hiện những cam kết bằng việc làm cụ thể chứ không nên hứa suông. Ngoài ra, phong cách trình bày trước dân phải tự tin, đĩnh đạc, có như vậy mới đủ sức thuyết phục…," ông Dinh cho biết./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)