Hiện nay, hơn 20km dọc hai bên bờ sông Krông Nô bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa đời sống của hàng ngàn người dân sống ven sông thuộc huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) và huyện Lắk, Krông A Na (tỉnh Đắk Lắk).
Bị sạt lở mất đất nhiều nhất là xã Buôn Choáh - huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông). Cả xã có hơn 200ha đất sản xuất nông nghiệp dọc bờ sông đã bị sạt lở xuống sông, hàng trăm hộ nghèo hoàn toàn trắng tay phải đi làm thuê kiếm sống nơi khác.
Nguyên nhân chính gây sạt lở nghiêm trọng sông Krông Nô là do nước xả của Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah và nạn khai thác cát trái phép.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết từ khi Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah chạy hai tổ máy để phát điện thì lưu lượng nước tương ứng xả xuống hạ lưu tối đa lên đến hơn 200m3/giây, cao gấp nhiều lần lưu lượng nước bình thường, đã gây ngập úng.
Khi nhà máy đóng cửa thì mức nước hạ thấp đột ngột, làm thay đổi dòng chảy, nước sông dâng lên hạ xuống bất thường làm cho đất hai bờ sông sạt lở vì đất ở đây chủ yếu là đất cát, độ kết dính rất yếu.
Vùng bị sạt lở là đất màu mỡ, được nhân dân trồng ngô, lúa, đậu 2-3 vụ năng suất rất cao (ngô lai từ 12-14 tấn/vụ, lúa từ 6-10 tấn/vụ). Ngoài ra, một số công trình đã hoặc đang đứng trước nguy cơ bị cuốn trôi là kênh tưới và nhà trạm của các trạm bơm Đắk Rền (được đầu tư 55 tỷ đồng), Buôn Choáh (đầu tư 45 tỷ đồng), hiện nay chỉ còn cách bờ sông chưa tới 1m so với 50m cách đây 1 năm.
Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông có nhiều công văn kiến nghị các cấp thẩm quyền có giải pháp cấp bách chống sạt lở sông Krông Nô để bảo vệ tính mạng người dân nhưng đến thời điểm này vẫn chưa ó giải pháp nào chính thức.
Hàng ngày, trên dòng sông này có khoảng vài chục xà lan có lắp máy hút cát hoạt động. Việc khai thác cát trái phép với khối lượng lớn đã làm cho đất hai bên bờ sông bị sạt lở, sụt lún rất nghiêm trọng, đồng thời đe dọa đến tính mạng của hàng ngàn người dân trong khu vực.
Người dân mong rằng, chính quyền hai địa phương cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng tìm giải pháp hữu hiệu, nhanh chóng thực hiện các biện pháp chống sạt lở dòng sông Krông Nô, bảo vệ an toàn tính mạng người dân./.
Bị sạt lở mất đất nhiều nhất là xã Buôn Choáh - huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông). Cả xã có hơn 200ha đất sản xuất nông nghiệp dọc bờ sông đã bị sạt lở xuống sông, hàng trăm hộ nghèo hoàn toàn trắng tay phải đi làm thuê kiếm sống nơi khác.
Nguyên nhân chính gây sạt lở nghiêm trọng sông Krông Nô là do nước xả của Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah và nạn khai thác cát trái phép.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết từ khi Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah chạy hai tổ máy để phát điện thì lưu lượng nước tương ứng xả xuống hạ lưu tối đa lên đến hơn 200m3/giây, cao gấp nhiều lần lưu lượng nước bình thường, đã gây ngập úng.
Khi nhà máy đóng cửa thì mức nước hạ thấp đột ngột, làm thay đổi dòng chảy, nước sông dâng lên hạ xuống bất thường làm cho đất hai bờ sông sạt lở vì đất ở đây chủ yếu là đất cát, độ kết dính rất yếu.
Vùng bị sạt lở là đất màu mỡ, được nhân dân trồng ngô, lúa, đậu 2-3 vụ năng suất rất cao (ngô lai từ 12-14 tấn/vụ, lúa từ 6-10 tấn/vụ). Ngoài ra, một số công trình đã hoặc đang đứng trước nguy cơ bị cuốn trôi là kênh tưới và nhà trạm của các trạm bơm Đắk Rền (được đầu tư 55 tỷ đồng), Buôn Choáh (đầu tư 45 tỷ đồng), hiện nay chỉ còn cách bờ sông chưa tới 1m so với 50m cách đây 1 năm.
Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông có nhiều công văn kiến nghị các cấp thẩm quyền có giải pháp cấp bách chống sạt lở sông Krông Nô để bảo vệ tính mạng người dân nhưng đến thời điểm này vẫn chưa ó giải pháp nào chính thức.
Hàng ngày, trên dòng sông này có khoảng vài chục xà lan có lắp máy hút cát hoạt động. Việc khai thác cát trái phép với khối lượng lớn đã làm cho đất hai bên bờ sông bị sạt lở, sụt lún rất nghiêm trọng, đồng thời đe dọa đến tính mạng của hàng ngàn người dân trong khu vực.
Người dân mong rằng, chính quyền hai địa phương cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng tìm giải pháp hữu hiệu, nhanh chóng thực hiện các biện pháp chống sạt lở dòng sông Krông Nô, bảo vệ an toàn tính mạng người dân./.
Trần Hữu Hiếu (TTXVN/Vietnam+)