Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) vừa cảnh báo có thể hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản nếu nền kinh tế nước này tăng trưởng thấp hơn dự kiến hoặc nợ công tiếp tục gia tăng.
Theo S&P, xếp hạng của Nhật Bản có thể bị đánh tụt nếu tăng trưởng GDP của nước này thấp hơn mức dự đoán 1,2%.
Trước mắt, S&P vẫn giữ nguyên mức xếp hạng tín dụng AA- của Nhật Bản song với triển vọng tiêu cực, đồng thời cảnh báo tăng thuế cao hơn sẽ không giúp giải quyết các vấn đề cấu trúc của "đất nước Mặt Trời mọc," bởi lẽ tăng thuế có thể bù đắp cho nguồn thu ngân sách sụt giảm, song không thể làm thay đổi cấu trúc dân số già của nước này, một nhân tố liên tục đẩy chi phí phúc lợi xã hội tăng vọt.
S&P cũng bày tỏ lo ngại rằng Chính phủ Nhật Bản không tác động đủ mạnh để đưa tỷ lệ nợ công giảm nhanh chóng.
Tuy nhiên, S&P sẵn sàng điều chỉnh lại các đánh giá của mình nếu Chính phủ Nhật Bản có thể duy trì ổn định và vững mạnh ngân sách tài khóa.
Ngoài S&P, hãng xếp hạng tín dụng Fitch và Moody's cũng đưa ra những nhận định tiêu cực về triển vọng tín nhiệm của Nhật Bản với hai mức xếp hạng tương ứng là AA- và Aa3.
Như vậy, cả 3 hãng xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới này đều xếp mức xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản thấp hơn 3 bậc so với mức "vàng" AAA.
Nhật Bản hiện là quốc gia có tỷ lệ nợ công cao nhất trong số các quốc gia công nghiệp hóa, trong khi nước này không thể trì hoãn việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mạnh trong một thời gian dài hơn do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang đe dọa tới kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, Đảng Dân chủ cầm quyền tại Nhật Bản lại không nắm đủ số ghế cần thiết để mạnh dạn đưa ra các chính sách quan trọng tại Quốc hội, vì vậy quá trình hoạch định chính sách tại Nhật Bản thường diễn ra rất chậm chạp.
Giám đốc bộ phận xếp hạng tín dụng của S&P tại Singapore, Takahira Ogawa nhận định: "Trong môi trường chính trị phức tạp tại Nhật Bản, thật khó để thuyết phục các Đảng phái đối lập đồng ý với các chính sách đè nặng lên ngân sách quốc gia"./.
Theo S&P, xếp hạng của Nhật Bản có thể bị đánh tụt nếu tăng trưởng GDP của nước này thấp hơn mức dự đoán 1,2%.
Trước mắt, S&P vẫn giữ nguyên mức xếp hạng tín dụng AA- của Nhật Bản song với triển vọng tiêu cực, đồng thời cảnh báo tăng thuế cao hơn sẽ không giúp giải quyết các vấn đề cấu trúc của "đất nước Mặt Trời mọc," bởi lẽ tăng thuế có thể bù đắp cho nguồn thu ngân sách sụt giảm, song không thể làm thay đổi cấu trúc dân số già của nước này, một nhân tố liên tục đẩy chi phí phúc lợi xã hội tăng vọt.
S&P cũng bày tỏ lo ngại rằng Chính phủ Nhật Bản không tác động đủ mạnh để đưa tỷ lệ nợ công giảm nhanh chóng.
Tuy nhiên, S&P sẵn sàng điều chỉnh lại các đánh giá của mình nếu Chính phủ Nhật Bản có thể duy trì ổn định và vững mạnh ngân sách tài khóa.
Ngoài S&P, hãng xếp hạng tín dụng Fitch và Moody's cũng đưa ra những nhận định tiêu cực về triển vọng tín nhiệm của Nhật Bản với hai mức xếp hạng tương ứng là AA- và Aa3.
Như vậy, cả 3 hãng xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới này đều xếp mức xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản thấp hơn 3 bậc so với mức "vàng" AAA.
Nhật Bản hiện là quốc gia có tỷ lệ nợ công cao nhất trong số các quốc gia công nghiệp hóa, trong khi nước này không thể trì hoãn việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mạnh trong một thời gian dài hơn do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang đe dọa tới kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, Đảng Dân chủ cầm quyền tại Nhật Bản lại không nắm đủ số ghế cần thiết để mạnh dạn đưa ra các chính sách quan trọng tại Quốc hội, vì vậy quá trình hoạch định chính sách tại Nhật Bản thường diễn ra rất chậm chạp.
Giám đốc bộ phận xếp hạng tín dụng của S&P tại Singapore, Takahira Ogawa nhận định: "Trong môi trường chính trị phức tạp tại Nhật Bản, thật khó để thuyết phục các Đảng phái đối lập đồng ý với các chính sách đè nặng lên ngân sách quốc gia"./.
Việt Khoa (TTXVN)