Nhiều vấn đề nóng được đưa ra trong phiên họp Chính phủ tháng Tư và những e ngại với dự án thủy điện "chặt khúc sông Hồng" là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 7-13/9:
Nhiều vấn đề nóng trong phiên họp Chính phủ tháng Tư
Sáng 4/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tư đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm 2016 và tìm giải pháp khắc phục một số vấn đề nổi lên thời gian qua gây trở ngại đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế và an sinh xã hội.
Phát biểu chỉ đạo phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đây là phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ sau khi được kiện toàn với 21 thành viên Chính phủ mới trong bối cảnh thời gian còn lại của nhiệm kỳ khóa XIII chỉ còn chưa đầy 3 tháng và cả hệ thống chính trị đang tập trung chuẩn bị tốt đảm bảo cho thành công của đợt bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.
Đề cập đến những vấn đề tồn tại nổi lên trong kinh tế-xã hội như nợ xấu cao; xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ, hạn hán ở Tây Nguyên; lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại; kinh tế quý 1 sụt giảm so với cùng kỳ, Thủ tướng đề nghị Chính phủ đoàn kết, bình tĩnh, quyết tâm hơn trong chỉ đạo điều hành.
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác của Chính phủ, Thủ tướng cho rằng việc quản lý, điều hành chưa thực sự tuân thủ nguyên tắc của kinh tế thị trường dẫn đến tính cạnh tranh nền kinh tế còn thấp. Vẫn còn biểu hiện chấp hành pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương đất nước còn lơi lỏng, nhất là trong cơ quan hành chính Nhà nước. Chưa có được môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp; lãng phí, quan liêu trong bộ máy Nhà nước còn diễn ra; nhiệm vụ xây dựng thể chế chưa được quan tâm đúng mức.
Đề nghị Chính phủ phấn đấu xây dựng một Chính phủ trong sạch, liêm chính, nói không với tham nhũng, tiêu cực và không lãng phí, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ phải làm gương cho xã hội; rà soát lại những sơ hở trong quản lý, điều hành để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Định hướng các mục tiêu lớn của Chính phủ, Thủ tướng đề nghị các cấp các ngành, hệ thống chính quyền các cấp nỗ lực chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; đặc biệt là tìm mọi biện pháp thực thi mục tiêu tăng trưởng 6,7% và kiểm soát tốt lạm phát; đảm bảo đời sống người dân vùng thiên tai, thảm họa.
Thủ tướng cũng khẳng định chủ trương hành động của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ đặt 2016 là năm khởi nghiệp quốc gia, nhất với người trẻ. Chính phủ bảo hộ quyền kinh doanh, quyền tài sản của nhân dân, củng cố niềm tin thị trường để doanh nghiệp yên tâm hoạt động.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế nên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục trong 4 tháng đầu năm. Tình hình thiên tai, nhất là hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng trưởng thấp.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường biển làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất nuôi trồng, khai thác hải sản và hoạt động du lịch trên địa bàn, nhất là du lịch biển.
Xem thêm: Nhiều vấn đề nóng được đưa ra trong phiên họp Chính phủ tháng Tư
Phát biểu chỉ đạo phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đây là phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ sau khi được kiện toàn với 21 thành viên Chính phủ mới trong bối cảnh thời gian còn lại của nhiệm kỳ khóa XIII chỉ còn chưa đầy 3 tháng và cả hệ thống chính trị đang tập trung chuẩn bị tốt đảm bảo cho thành công của đợt bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.
Đề cập đến những vấn đề tồn tại nổi lên trong kinh tế-xã hội như nợ xấu cao; xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ, hạn hán ở Tây Nguyên; lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại; kinh tế quý 1 sụt giảm so với cùng kỳ, Thủ tướng đề nghị Chính phủ đoàn kết, bình tĩnh, quyết tâm hơn trong chỉ đạo điều hành.
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác của Chính phủ, Thủ tướng cho rằng việc quản lý, điều hành chưa thực sự tuân thủ nguyên tắc của kinh tế thị trường dẫn đến tính cạnh tranh nền kinh tế còn thấp. Vẫn còn biểu hiện chấp hành pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương đất nước còn lơi lỏng, nhất là trong cơ quan hành chính Nhà nước. Chưa có được môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp; lãng phí, quan liêu trong bộ máy Nhà nước còn diễn ra; nhiệm vụ xây dựng thể chế chưa được quan tâm đúng mức.
Đề nghị Chính phủ phấn đấu xây dựng một Chính phủ trong sạch, liêm chính, nói không với tham nhũng, tiêu cực và không lãng phí, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ phải làm gương cho xã hội; rà soát lại những sơ hở trong quản lý, điều hành để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Định hướng các mục tiêu lớn của Chính phủ, Thủ tướng đề nghị các cấp các ngành, hệ thống chính quyền các cấp nỗ lực chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; đặc biệt là tìm mọi biện pháp thực thi mục tiêu tăng trưởng 6,7% và kiểm soát tốt lạm phát; đảm bảo đời sống người dân vùng thiên tai, thảm họa.
Thủ tướng cũng khẳng định chủ trương hành động của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ đặt 2016 là năm khởi nghiệp quốc gia, nhất với người trẻ. Chính phủ bảo hộ quyền kinh doanh, quyền tài sản của nhân dân, củng cố niềm tin thị trường để doanh nghiệp yên tâm hoạt động.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế nên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục trong 4 tháng đầu năm. Tình hình thiên tai, nhất là hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng trưởng thấp.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường biển làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất nuôi trồng, khai thác hải sản và hoạt động du lịch trên địa bàn, nhất là du lịch biển.
Cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất nuôi trồng, khai thác hải sản. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Nhiều vấn đề nóng được đưa ra trong phiên họp Chính phủ tháng Tư
Giới khoa học e ngại dự án thủy điện "chặt khúc sông Hồng"
Thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt Dự án giao thông đường thủy xuyên Á và thủy điện trên sông Hồng do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Thiện đề xuất, ngay lập tức đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Mục tiêu của dự án là sẽ mở ra một tuyến vận tải thông suốt trên sông Hồng từ Lạch Giang (Nam Định) qua Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái tới Quý Xa (Lào Cai).
Trên tuyến giao thông này sẽ xây dựng 7 cảng là Phố Mới, Apatit, Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội). Chủ đầu tư còn nêu rõ dự án này sẽ giúp tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Như vậy, sông Hồng sẽ được khai thác mọi khả năng và mang thêm một sứ mệnh nữa trong lĩnh vực giao thông, liên kết khu vực và hợp tác quốc tế. Đây có thể nói là tin vui không chỉ với những nhà quản lý giao thông mà với người dân cả khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi; bởi vì, nếu dự án này được triển khai, không xa nữa các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ thêm một hệ thống giao thông an toàn và giá rẻ nối với các tỉnh đồng bằng và nối với biển. Giao thông thủy phát triển sẽ “chia lửa” với giao thông đường bộ, đường sắt và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tỉnh miền núi, liên kết phát triển giữa miền núi và đồng bằng, ven biển; giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, mục tiêu của dự án không chỉ là giao thông mà còn nhiều hạng mục công trình với nhiều mục tiêu khác nhau khiến không ít chuyên gia, nhà khoa học và dư luận nói chung đặc biệt quan tâm và e ngại.
Đó là theo dự án này, chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập thủy điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Đây là các công trình thủy điện với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh/năm.
Theo các chuyên gia, nếu xây dựng 6 đập thủy điện liên tiếp sẽ giết chết sông Hồng đồng thời sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sinh thái sông ngòi ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc và ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Xem thêm: Giới khoa học e ngại với dự án thủy điện "chặt khúc sông Hồng"
Mục tiêu của dự án là sẽ mở ra một tuyến vận tải thông suốt trên sông Hồng từ Lạch Giang (Nam Định) qua Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái tới Quý Xa (Lào Cai).
Trên tuyến giao thông này sẽ xây dựng 7 cảng là Phố Mới, Apatit, Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội). Chủ đầu tư còn nêu rõ dự án này sẽ giúp tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Như vậy, sông Hồng sẽ được khai thác mọi khả năng và mang thêm một sứ mệnh nữa trong lĩnh vực giao thông, liên kết khu vực và hợp tác quốc tế. Đây có thể nói là tin vui không chỉ với những nhà quản lý giao thông mà với người dân cả khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi; bởi vì, nếu dự án này được triển khai, không xa nữa các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ thêm một hệ thống giao thông an toàn và giá rẻ nối với các tỉnh đồng bằng và nối với biển. Giao thông thủy phát triển sẽ “chia lửa” với giao thông đường bộ, đường sắt và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tỉnh miền núi, liên kết phát triển giữa miền núi và đồng bằng, ven biển; giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, mục tiêu của dự án không chỉ là giao thông mà còn nhiều hạng mục công trình với nhiều mục tiêu khác nhau khiến không ít chuyên gia, nhà khoa học và dư luận nói chung đặc biệt quan tâm và e ngại.
Đó là theo dự án này, chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập thủy điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Đây là các công trình thủy điện với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh/năm.
Theo các chuyên gia, nếu xây dựng 6 đập thủy điện liên tiếp sẽ giết chết sông Hồng đồng thời sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sinh thái sông ngòi ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc và ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Giới khoa học e ngại với dự án thủy điện "chặt khúc sông Hồng"
HSBC: Lạm phát tăng nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất
Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Việt Nam với dự báo, áp lực lạm phát cơ bản vẫn nằm trong vòng kiểm soát, do vậy, HSBC kỳ vọng lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên đến hết nửa đầu năm 2017…
Theo HSBC, chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI tháng Tư là minh chứng cho khả năng cạnh tranh của nền sản xuất Việt Nam. Giữa bức tranh đáng thất vọng của toàn khu vực, chỉ số Nhà quản trị Mua hàng PMI của Việt Nam do Nikkei cung cấp đã nhảy vọt từ 50,7 điểm trong tháng Ba lên 52,3 điểm ở tháng Tư, đạt mức cao nhất trong 9 tháng vừa qua. Điều này cho thấy dấu hiệu hồi phục trong quý 2/2016.
Báo cáo của HSC cho rằng, sự hồi phục của ngành sản xuất Việt Nam không hoàn toàn phản ánh nhu cầu toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ nhưng vẫn có thể thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, khả năng phục hồi của nền sản xuất Việt Nam phản ánh thành công trong việc mở rộng thị phần trước bối cảnh thương mại toàn cầu đang suy yếu. Thành quả này đạt được chủ yếu nhờ nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vẫn không ngừng tăng trong năm 2016.
Cũng theo HSBC, xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm tăng 6,0%, tuy không cao như cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện.
Về cơ bản, HSBC cho rằng lạm phát vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Lạm phát toàn phần tăng lên 1,9% so với cùng kỳ trong tháng Tư, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ sáu liên tiếp. Tuy nhiên, sự gia tăng liên tục có được chủ yếu là do lạm phát lương thực, gây ra bởi sự gián đoạn nguồn cung cấp liên quan đến hiện tượng El Niño, vấn đề chung của toàn khu vực. Trong khi đó, lạm phát cơ bản tăng 0,2 điểm, đạt 1,8% nhưng đây được xem như một sự phục hồi kỹ thuật sau khi ở mức khá thấp trong tháng Ba.
HSBC dự báo: “Trong năm qua, lạm phát cơ bản vẫn duy trì ổn định quanh mức 2,0% và chúng tôi kỳ vọng hiện tượng này sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2016. Do đó, HSBC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất OMO không đổi đến hết nửa đầu năm 2017.”
Xem thêm: HSBC: Lạm phát đang tăng nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất
Theo HSBC, chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI tháng Tư là minh chứng cho khả năng cạnh tranh của nền sản xuất Việt Nam. Giữa bức tranh đáng thất vọng của toàn khu vực, chỉ số Nhà quản trị Mua hàng PMI của Việt Nam do Nikkei cung cấp đã nhảy vọt từ 50,7 điểm trong tháng Ba lên 52,3 điểm ở tháng Tư, đạt mức cao nhất trong 9 tháng vừa qua. Điều này cho thấy dấu hiệu hồi phục trong quý 2/2016.
Báo cáo của HSC cho rằng, sự hồi phục của ngành sản xuất Việt Nam không hoàn toàn phản ánh nhu cầu toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ nhưng vẫn có thể thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, khả năng phục hồi của nền sản xuất Việt Nam phản ánh thành công trong việc mở rộng thị phần trước bối cảnh thương mại toàn cầu đang suy yếu. Thành quả này đạt được chủ yếu nhờ nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vẫn không ngừng tăng trong năm 2016.
Cũng theo HSBC, xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm tăng 6,0%, tuy không cao như cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện.
Về cơ bản, HSBC cho rằng lạm phát vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Lạm phát toàn phần tăng lên 1,9% so với cùng kỳ trong tháng Tư, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ sáu liên tiếp. Tuy nhiên, sự gia tăng liên tục có được chủ yếu là do lạm phát lương thực, gây ra bởi sự gián đoạn nguồn cung cấp liên quan đến hiện tượng El Niño, vấn đề chung của toàn khu vực. Trong khi đó, lạm phát cơ bản tăng 0,2 điểm, đạt 1,8% nhưng đây được xem như một sự phục hồi kỹ thuật sau khi ở mức khá thấp trong tháng Ba.
HSBC dự báo: “Trong năm qua, lạm phát cơ bản vẫn duy trì ổn định quanh mức 2,0% và chúng tôi kỳ vọng hiện tượng này sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2016. Do đó, HSBC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất OMO không đổi đến hết nửa đầu năm 2017.”
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: HSBC: Lạm phát đang tăng nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất
Nguy cơ phá sản kế hoạch bán xăng E5 nếu không được hỗ trợ
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến hạn 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các thành phố lớn thực hiện bán xăng E5, tuy nhiên, việc triển khai bán sản phẩm này vẫn đang rất bế tắc.
Qua khảo sát tại Hà Nội, người dân vẫn chưa thực sự ưa chuộng sản phẩm xăng E5. Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu vẫn nằm ở yếu tố giá chưa đủ hấp dẫn, băn khoăn về tính an toàn của xăng E5 cũng như người tiêu dùng khó tìm thấy các cây xăng bán loại sản phẩm này.
Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, ngoài yếu tố về thị hiếu người tiêu dùng, kích cầu về giá... thì hiện nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, phân phối xăng E5 đang gặp nhiều khó khăn.
“Nếu nhà nước không có những giải pháp để hỗ trợ kịp thời, chủ trương bán xăng E5 trên toàn quốc và đặc biệt, tại các tỉnh thành lớn có nguy cơ phá sản,” ông Ruệ nói.
Ông Ruệ cho rằng, để doanh nghiệp triển khai rộng rãi việc bán sản phẩm xăng E5, trước tiên, phải tổ chức lại hệ thống sản xuất ethanol, không thể để giá sản xuất cao, sản xuất nhỏ lẻ không đáp ứng đủ nguồn cung cho các doanh nghiệp phối trộn; có ưu đãi để giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất ethanol để cạnh tranh với ethanol nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách để xăng E5 có giá thấp hơn xăng khoáng. Bây giờ đang thấp hơn 500 đồng, thì phải thấp hơn nữa, khoảng 900-1.000 đồng/lít, để khuyến khích người tiêu dùng chấp nhận.
Xem thêm: Nguy cơ phá sản kế hoạch bán xăng E5 nếu không được hỗ trợ
Qua khảo sát tại Hà Nội, người dân vẫn chưa thực sự ưa chuộng sản phẩm xăng E5. Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu vẫn nằm ở yếu tố giá chưa đủ hấp dẫn, băn khoăn về tính an toàn của xăng E5 cũng như người tiêu dùng khó tìm thấy các cây xăng bán loại sản phẩm này.
Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, ngoài yếu tố về thị hiếu người tiêu dùng, kích cầu về giá... thì hiện nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, phân phối xăng E5 đang gặp nhiều khó khăn.
“Nếu nhà nước không có những giải pháp để hỗ trợ kịp thời, chủ trương bán xăng E5 trên toàn quốc và đặc biệt, tại các tỉnh thành lớn có nguy cơ phá sản,” ông Ruệ nói.
Ông Ruệ cho rằng, để doanh nghiệp triển khai rộng rãi việc bán sản phẩm xăng E5, trước tiên, phải tổ chức lại hệ thống sản xuất ethanol, không thể để giá sản xuất cao, sản xuất nhỏ lẻ không đáp ứng đủ nguồn cung cho các doanh nghiệp phối trộn; có ưu đãi để giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất ethanol để cạnh tranh với ethanol nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách để xăng E5 có giá thấp hơn xăng khoáng. Bây giờ đang thấp hơn 500 đồng, thì phải thấp hơn nữa, khoảng 900-1.000 đồng/lít, để khuyến khích người tiêu dùng chấp nhận.
Người dân đổ xăng E5 Ron 92 tại cây xăng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Sỹ Thắng/TTXVN)
Xem thêm: Nguy cơ phá sản kế hoạch bán xăng E5 nếu không được hỗ trợ
Tổng thống Nga Putin phê chuẩn FTA giữa EAEU và Việt Nam
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1/5 đã ký luật phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam.
Trước đó, Duma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã lần lượt thông qua văn kiện trên vào cuối tháng Tư vừa qua.
Đây là FTA đầu tiên giữa EAEU với một đối tác thứ ba. Hiệp định này được ký tại Burabay (Kazakhstan) ngày 29/5/2015 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Theo hiệp định, hầu hết mọi loại hàng hóa buôn bán giữa các nước thành viên EAEU (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) và Việt Nam sẽ được miễn thuế.
Hiệp định cũng áp dụng các biện pháp bảo hộ, chống phá giá và đền bù theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trước Nga, một thành viên khác của EAEU là Kazakhstan cũng đã phê chuẩn thỏa thuận này.
Hiện kim ngạch thương mại giữa các nước thành viên EAEU với Việt Nam đang ở mức thấp. Kim ngạch song phương trung bình giữa EAEU, dân số khoảng 183 triệu người, và Việt Nam, dân số khoảng 93 triệu, vào khoảng 4 tỷ USD. Việc ký FTA có thể giúp tăng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD/năm vào năm 2020./.
Xem thêm: Tổng thống Nga Putin phê chuẩn FTA giữa EAEU và Việt Nam
Trước đó, Duma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã lần lượt thông qua văn kiện trên vào cuối tháng Tư vừa qua.
Đây là FTA đầu tiên giữa EAEU với một đối tác thứ ba. Hiệp định này được ký tại Burabay (Kazakhstan) ngày 29/5/2015 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Theo hiệp định, hầu hết mọi loại hàng hóa buôn bán giữa các nước thành viên EAEU (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) và Việt Nam sẽ được miễn thuế.
Hiệp định cũng áp dụng các biện pháp bảo hộ, chống phá giá và đền bù theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trước Nga, một thành viên khác của EAEU là Kazakhstan cũng đã phê chuẩn thỏa thuận này.
Hiện kim ngạch thương mại giữa các nước thành viên EAEU với Việt Nam đang ở mức thấp. Kim ngạch song phương trung bình giữa EAEU, dân số khoảng 183 triệu người, và Việt Nam, dân số khoảng 93 triệu, vào khoảng 4 tỷ USD. Việc ký FTA có thể giúp tăng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD/năm vào năm 2020./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Tổng thống Nga Putin phê chuẩn FTA giữa EAEU và Việt Nam
Bổ sung nhiều vắcxin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Ngày 5/5, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), một số vắcxin mới đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên miễn phí từ tháng 6/2016.
Theo thông báo, vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B, vắcxin sởi-rubella, vắcxin bại liệt uống 2 týp (bOPV) sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2016, vắcxin bại liệt tiêm (IPV) và vắcxin phòng chống tiêu chảy do virus Rota từ năm 2018.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đang tiếp tục nghiên cứu để đưa nhiều loại vắcxin mới vào sử dụng như vắcxin phòng sốt xuất huyết, vắcxin phòng cúm A/H5N1 cùng với gần 30 loại vắcxin khác đã được sử dụng tại Việt Nam dưới hình thức tiêm dịch vụ.
Theo Bộ Y tế, những động thái trên nhằm giúp người dân ngày càng được tiếp cận với nhiều vắcxin tiêm chủng, bởi chỉ có tiêm vắcxin mới đảm bảo phòng bệnh một cách bền vững và có thể loại trừ hoặc thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Xem thêm: Bổ sung nhiều vắcxin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thông báo, vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B, vắcxin sởi-rubella, vắcxin bại liệt uống 2 týp (bOPV) sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2016, vắcxin bại liệt tiêm (IPV) và vắcxin phòng chống tiêu chảy do virus Rota từ năm 2018.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đang tiếp tục nghiên cứu để đưa nhiều loại vắcxin mới vào sử dụng như vắcxin phòng sốt xuất huyết, vắcxin phòng cúm A/H5N1 cùng với gần 30 loại vắcxin khác đã được sử dụng tại Việt Nam dưới hình thức tiêm dịch vụ.
Theo Bộ Y tế, những động thái trên nhằm giúp người dân ngày càng được tiếp cận với nhiều vắcxin tiêm chủng, bởi chỉ có tiêm vắcxin mới đảm bảo phòng bệnh một cách bền vững và có thể loại trừ hoặc thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Trẻ tiêm vắcxin Pentaxim tại Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Xem thêm: Bổ sung nhiều vắcxin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Vụ cá chết: Đoàn chuyên gia quốc tế đã vào Vũng Áng truy tìm độc tố
Thông tin từ ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 4/5 cho biết, hiện đoàn chuyên gia quốc tế đã có mặt ở Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) và bắt đầu quá trình phân tích nguyên nhân hiện tượng cá chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung.
Theo ông Thức, đây là đoàn chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực môi trường biển, đến từ nhiều nước có trình độ khoa học phát triển cao như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Israel.
“Khi có kết quả nguyên nhân khiến cá chết, đoàn chuyên gia quốc tế này sẽ báo cáo trực tiếp với Thủ tướng,” ông Thức nói.
Vẫn theo ông Thức, trong chuyến công tác này, các chuyên gia quốc tế sẽ kiểm tra, đánh giá độc lập đối với các doanh nghiệp có nguồn thải ra môi trường biển ở 4 tỉnh có cá chết hàng loạt là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, trong đó tập trung vào việc xả thải của Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
“Việc kiểm tra, đánh giá và kết luận của đoàn chuyên gia này sẽ độc lập so với kết luận của các cơ quan chức năng Việt Nam,” ông Thức nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng những kinh nghiệm của các nhà khoa học trong việc quản lý dự án quốc gia và quốc tế đối với các vấn đề môi trường, bảo vệ bờ biển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển sẽ giúp Việt Nam trong việc xác định nguyên nhân sự cố môi trường biển miền Trung.
Xem thêm: Vụ cá chết: Đoàn chuyên gia quốc tế đã vào Vũng Áng truy tìm độc tố
Theo ông Thức, đây là đoàn chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực môi trường biển, đến từ nhiều nước có trình độ khoa học phát triển cao như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Israel.
“Khi có kết quả nguyên nhân khiến cá chết, đoàn chuyên gia quốc tế này sẽ báo cáo trực tiếp với Thủ tướng,” ông Thức nói.
Vẫn theo ông Thức, trong chuyến công tác này, các chuyên gia quốc tế sẽ kiểm tra, đánh giá độc lập đối với các doanh nghiệp có nguồn thải ra môi trường biển ở 4 tỉnh có cá chết hàng loạt là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, trong đó tập trung vào việc xả thải của Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
“Việc kiểm tra, đánh giá và kết luận của đoàn chuyên gia này sẽ độc lập so với kết luận của các cơ quan chức năng Việt Nam,” ông Thức nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng những kinh nghiệm của các nhà khoa học trong việc quản lý dự án quốc gia và quốc tế đối với các vấn đề môi trường, bảo vệ bờ biển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển sẽ giúp Việt Nam trong việc xác định nguyên nhân sự cố môi trường biển miền Trung.
Cá chết ở ven biển tỉnh Quảng Bình. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Vụ cá chết: Đoàn chuyên gia quốc tế đã vào Vũng Áng truy tìm độc tố
Festival Huế 2016 thu hút gần 1 triệu lượt người tham dự
Sáng 5/5, tại buổi họp báo kết thúc Festival Huế 2016, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016 cho biết Festival Huế lần thứ IX-2016 đã thành công tốt đẹp.
Lễ hội tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival Huế, tăng cường giới thiệu, quảng bá về văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, con người xứ Huế.
Diễn ra từ 29/4-4/5 với chủ đề “710 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên-Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển,” Festival Huế 2016 là cơ hội để thể hiện và giao lưu văn hóa của Việt Nam, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế, các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của 21 đoàn nghệ thuật đến từ 17 quốc gia trên thế giới, cùng 9 đơn vị nghệ thuật của nước chủ nhà Việt Nam.
Festival Huế 2016 có sự hiện diện của gần 1.200 nghệ sỹ, diễn viên (trong đó có 271 nghệ sỹ quốc tế, gần 900 diễn viên, nghệ sỹ trong nước) và hàng ngàn nghệ sỹ, diễn viên quần chúng tham gia các hoạt động khác, đem lại sự phong phú, đa dạng, có sức cuốn hút cao của các chương trình nghệ thuật.
Đặc biệt, Festival Huế vươn lên xứng tầm một lễ hội quốc gia và quốc tế, là một lễ hội văn hóa lớn có sức quy tụ, cuốn hút và lan tỏa trong xu hướng chủ động hội nhập và tăng cường giao lưu văn hóa.
Có 53 chương trình nghệ thuật tiêu biểu (74 suất diễn) với các lễ hội đầy màu sắc và gần 50 hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng đã diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm tại 21 sân khấu và điểm diễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Nhiều chương trình, lễ hội chính đã thu hút hàng chục ngàn khán giả tham dự như chương trình khai mạc, chương trình bế mạc, Đêm Hoàng Cung, Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn, Lễ hội đường phố Đông Á-Mỹ Latinh, Chương trình quảng diễn đường phố của đoàn L’Homme Debout, Chương trình Áo dài “Nơi huyền thoại bắt đầu,” Liveshow “Lửa Cố đô,” Lễ hội Quảng Chiếu, Chương trình Huế dịu dàng - Về miền Hương ngự… cũng như các sân khấu biểu diễn hàng đêm tại khu vực Đại Nội và Cung An Định…
Với một kỳ Festival rực rỡ sắc màu, khắc họa đậm nét một vùng di sản, tạo không khí tưng bừng, sôi động cho mảnh đất Cố đô, Festival Huế 2016 đã thu hút gần 1 triệu lượt người tham dự.
Xem thêm: Festival Huế 2016 thu hút gần 1 triệu lượt người tham dự
Lễ hội tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival Huế, tăng cường giới thiệu, quảng bá về văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, con người xứ Huế.
Diễn ra từ 29/4-4/5 với chủ đề “710 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên-Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển,” Festival Huế 2016 là cơ hội để thể hiện và giao lưu văn hóa của Việt Nam, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế, các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của 21 đoàn nghệ thuật đến từ 17 quốc gia trên thế giới, cùng 9 đơn vị nghệ thuật của nước chủ nhà Việt Nam.
Festival Huế 2016 có sự hiện diện của gần 1.200 nghệ sỹ, diễn viên (trong đó có 271 nghệ sỹ quốc tế, gần 900 diễn viên, nghệ sỹ trong nước) và hàng ngàn nghệ sỹ, diễn viên quần chúng tham gia các hoạt động khác, đem lại sự phong phú, đa dạng, có sức cuốn hút cao của các chương trình nghệ thuật.
Đặc biệt, Festival Huế vươn lên xứng tầm một lễ hội quốc gia và quốc tế, là một lễ hội văn hóa lớn có sức quy tụ, cuốn hút và lan tỏa trong xu hướng chủ động hội nhập và tăng cường giao lưu văn hóa.
Có 53 chương trình nghệ thuật tiêu biểu (74 suất diễn) với các lễ hội đầy màu sắc và gần 50 hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng đã diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm tại 21 sân khấu và điểm diễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Nhiều chương trình, lễ hội chính đã thu hút hàng chục ngàn khán giả tham dự như chương trình khai mạc, chương trình bế mạc, Đêm Hoàng Cung, Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn, Lễ hội đường phố Đông Á-Mỹ Latinh, Chương trình quảng diễn đường phố của đoàn L’Homme Debout, Chương trình Áo dài “Nơi huyền thoại bắt đầu,” Liveshow “Lửa Cố đô,” Lễ hội Quảng Chiếu, Chương trình Huế dịu dàng - Về miền Hương ngự… cũng như các sân khấu biểu diễn hàng đêm tại khu vực Đại Nội và Cung An Định…
Với một kỳ Festival rực rỡ sắc màu, khắc họa đậm nét một vùng di sản, tạo không khí tưng bừng, sôi động cho mảnh đất Cố đô, Festival Huế 2016 đã thu hút gần 1 triệu lượt người tham dự.
Biểu diễn nghệ thuật trong đêm khai mạc Festival Huế 2016. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Xem thêm: Festival Huế 2016 thu hút gần 1 triệu lượt người tham dự
Phát hiện một giếng Chăm cổ gần 900 năm tuổi tại Quảng Nam
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp với chính quyền và nhân dân thôn 6, xã Hương An, huyện Quế Sơn thực hiện khoanh vùng nhằm bảo vệ giếng Chăm cổ được xây từ thế kỷ 12 mới vừa phát lộ.
Giếng được xây dựng theo kết cấu hình vuông, mỗi cạnh khoảng gần 1 mét và được xây bằng gạch Chăm cổ, giống như chất liệu được sử dụng để xây dựng các đền tháp của người Chăm cổ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ông Tôn Thất Hướng, Trưởng phòng Di sản-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết qua khảo sát và nghiên cứu, các nhà khảo cổ khẳng định nơi phát hiện giếng Chăm cổ đã từng tồn tại một cộng đồng người Chăm sinh sống cách đây hàng chục thế kỷ.
Hiện tại, ngoài giếng Chăm cổ, cách phế tích Chăm Hương Quế, xã Hương An, huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) khoảng 20 mét đang có một quần thể các di tích như bia Chăm, tượng bò thần và các miếu Chăm. Khu vực quần thể kiến trúc này đã được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh và được bảo vệ cẩn thận.
Vì giếng Chăm cổ mới được phát hiện nằm cạnh bờ ruộng nên hiện tại các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam, huyện Quế Sơn, xã Hương An và người dân địa phương đang thực hiện việc khoanh vùng, đóng cọc, làm hàng rào bảo vệ giếng nhằm ngăn chặn tình trạng xâm thực trong quá trình sản xuất.
Xem thêm: Phát hiện một giếng Chăm cổ gần 900 năm tuổi tại Quảng Nam
Giếng được xây dựng theo kết cấu hình vuông, mỗi cạnh khoảng gần 1 mét và được xây bằng gạch Chăm cổ, giống như chất liệu được sử dụng để xây dựng các đền tháp của người Chăm cổ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ông Tôn Thất Hướng, Trưởng phòng Di sản-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết qua khảo sát và nghiên cứu, các nhà khảo cổ khẳng định nơi phát hiện giếng Chăm cổ đã từng tồn tại một cộng đồng người Chăm sinh sống cách đây hàng chục thế kỷ.
Hiện tại, ngoài giếng Chăm cổ, cách phế tích Chăm Hương Quế, xã Hương An, huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) khoảng 20 mét đang có một quần thể các di tích như bia Chăm, tượng bò thần và các miếu Chăm. Khu vực quần thể kiến trúc này đã được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh và được bảo vệ cẩn thận.
Vì giếng Chăm cổ mới được phát hiện nằm cạnh bờ ruộng nên hiện tại các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam, huyện Quế Sơn, xã Hương An và người dân địa phương đang thực hiện việc khoanh vùng, đóng cọc, làm hàng rào bảo vệ giếng nhằm ngăn chặn tình trạng xâm thực trong quá trình sản xuất.
Xem thêm: Phát hiện một giếng Chăm cổ gần 900 năm tuổi tại Quảng Nam
(TTXVN/Vietnam+)