Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
Ngày 23/10,tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp.Bên cạnh nhiệm vụ lập pháp, kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 12 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật khác. Quốc hội cũng sẽ quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước và thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng.
Quốc hội đã biểu quyết, thông qua Nghị quyết phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu. Quốc hội cũng đã phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Nguyễn Văn Thể và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Lê Minh Khái.
Xem thêm: Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp.Bên cạnh nhiệm vụ lập pháp, kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 12 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật khác. Quốc hội cũng sẽ quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước và thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng.
Quốc hội đã biểu quyết, thông qua Nghị quyết phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu. Quốc hội cũng đã phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Nguyễn Văn Thể và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Lê Minh Khái.
Toàn cảnh khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Xem thêm: Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV
Yên Bái cho thôi chức giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường với ông Phạm Sỹ Quý
Thực hiện Kết luận số 2681/KL-TTCP ngày 20/10/2017 của Thanh tra Chính phủ về thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng; việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập liên quan tới khu đất tại tổ 42, 52 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai các biện pháp xử lý, khắc phục theo đúng nội dung kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, bao gồm việc xem xét, xử lý các cán bộ có vi phạm đã được nêu trong Kết luận thanh tra.
Ngày 27/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã quyết định kỷ luật “cảnh cáo” đồng thời, cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường, cho thôi chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với ông Phạm Sỹ Quý.
Xem thêm:Yên Bái cho thôi chức giám đốc sở TN-MT với ông Phạm Sỹ Quý
Ngày 27/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã quyết định kỷ luật “cảnh cáo” đồng thời, cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường, cho thôi chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với ông Phạm Sỹ Quý.
Ông Phạm Sỹ Quý. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)
Xem thêm:Yên Bái cho thôi chức giám đốc sở TN-MT với ông Phạm Sỹ Quý
Tổng cục Thuế: Tuần sau có báo cáo chấp hành thuế của Khaisilk
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của Tập đoàn Khaisilk.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết chiều 27/10.
Trước đó, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về vụ việc một cửa hàng tại Hà Nội của Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam” nhưng lại có cả mác “Made in China”.
Ngay sau đó, ngày 26/10, Văn phòng Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên.Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan kiểm tra, nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng thì đề nghị ngay hướng xử lý.
Xem thêm: Tổng cục Thuế: Tuần sau có báo cáo chấp hành thuế của Khaisilk
Đây là thông tin được ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết chiều 27/10.
Trước đó, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về vụ việc một cửa hàng tại Hà Nội của Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam” nhưng lại có cả mác “Made in China”.
Ngay sau đó, ngày 26/10, Văn phòng Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên.Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan kiểm tra, nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng thì đề nghị ngay hướng xử lý.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Xem thêm: Tổng cục Thuế: Tuần sau có báo cáo chấp hành thuế của Khaisilk
EU rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam
Ngày 23/10, EU quyết định rút thẻ vàng trong 6 tháng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam vì các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý.
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản cho biết thêm, việc EU áp dụng biện pháp thẻ vàng đối với Việt Nam chỉ áp dụng với sản phẩm khai thác trên biển; không áp dụng cho sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng.Vì vậy, hoạt động xuất khẩu hải sản vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên sẽ có những tác động nhất định như: Các lô hàng bị tăng tần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác (có thể lên đến 100%). Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác…
Xem thêm: EU rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản cho biết thêm, việc EU áp dụng biện pháp thẻ vàng đối với Việt Nam chỉ áp dụng với sản phẩm khai thác trên biển; không áp dụng cho sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng.Vì vậy, hoạt động xuất khẩu hải sản vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên sẽ có những tác động nhất định như: Các lô hàng bị tăng tần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác (có thể lên đến 100%). Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác…
Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: Kim Há/TTXVN)
Xem thêm: EU rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam
Kinh tế 2018: Cần tìm giải pháp công phu để tháo gỡ những nút thắt
Nhận định tăng trưởng kinh tế có xu hướng phục hồi, sản lượng tiềm năng liên tục cải thiện, tiến sỹ Nguyễn Đình Cung , Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM cung cho rằng khu vực đầu tư nước ngoài đang đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP đồng thời chiếm ưu thế trong cân bằng cán cân thương mại.
Phát biểu tại Diễn đàn “Giải pháp chính sách tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới, thúc đẩy mô hình tăng trưởng,” do CIEM tổ chức ngày 24/10, ông Nguyễn Đình Cung cũng nhận định tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập quốc gia đang thấp xa so với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Hơn thế nữa, thâm hụt ngân sách ngày càng lớn và kéo dài, nợ công tăng nhanh, gần chạm mức trần.”
Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế năm 2018, Chính phủ cần có những giải pháp tháo gỡ nút thắt ngay từ bây giờ, như đẩy nhanh giải vốn đầu tư Nhà nước. tăng hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân.
Xem thêm: Kinh tế 2018: Cần tìm giải pháp công phu để tháo gỡ những nút thắt
Phát biểu tại Diễn đàn “Giải pháp chính sách tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới, thúc đẩy mô hình tăng trưởng,” do CIEM tổ chức ngày 24/10, ông Nguyễn Đình Cung cũng nhận định tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập quốc gia đang thấp xa so với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Hơn thế nữa, thâm hụt ngân sách ngày càng lớn và kéo dài, nợ công tăng nhanh, gần chạm mức trần.”
Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế năm 2018, Chính phủ cần có những giải pháp tháo gỡ nút thắt ngay từ bây giờ, như đẩy nhanh giải vốn đầu tư Nhà nước. tăng hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Kinh tế 2018: Cần tìm giải pháp công phu để tháo gỡ những nút thắt
10 tháng, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tăng gần 38%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 10 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 28,2 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, tính đến ngày 20/10/2017, cả nước có 2.070 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, tăng 32,9%; có 1.001 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,27 tỷ USD, tăng 35,9% và 4.156 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,67 tỷ USD, tăng 58,8% so với cùng kỳ 2016.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,2 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Xem thêm: 10 tháng, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tăng gần 38%
Trong đó, tính đến ngày 20/10/2017, cả nước có 2.070 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, tăng 32,9%; có 1.001 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,27 tỷ USD, tăng 35,9% và 4.156 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,67 tỷ USD, tăng 58,8% so với cùng kỳ 2016.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,2 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. ( Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Xem thêm: 10 tháng, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tăng gần 38%
Kiến nghị dùng 550 tỷ đồng ngân sách dự phòng khắc phục hậu quả bão lũ
Bộ Tài chính vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 15 địa phương khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ với số tiền là 550 tỷ đồng.
Theo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, từ giữa tháng Tám đến đầu tháng Mười năm nay, đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn tại các tỉnh với tổng thiệt hại ước tính là 2.870 tỷ đồng.
Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, ý kiến một số bộ, ngành, Bộ Tài chính thống nhất trình Chính phủ hỗ trợ 550 tỷ đồng cho 15 địa phương bị thiệt hại do bão, mưa lũ để cứu trợ gia đình có người chết, bị thương, nhà đổ, sập, trôi và sửa chữa, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Xem thêm: Kiến nghị dùng 550 tỷ đồng ngân sách dự phòng khắc phục hậu quả bão lũ
Theo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, từ giữa tháng Tám đến đầu tháng Mười năm nay, đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn tại các tỉnh với tổng thiệt hại ước tính là 2.870 tỷ đồng.
Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, ý kiến một số bộ, ngành, Bộ Tài chính thống nhất trình Chính phủ hỗ trợ 550 tỷ đồng cho 15 địa phương bị thiệt hại do bão, mưa lũ để cứu trợ gia đình có người chết, bị thương, nhà đổ, sập, trôi và sửa chữa, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Kiến nghị dùng 550 tỷ đồng ngân sách dự phòng khắc phục hậu quả bão lũ
Cao tốc Bắc-Nam: Làm trước 654km, ‘ngốn’ gần 120.000 tỷ đồng
Dự kiến, “siêu dự án” đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 sẽ được lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước 654km với tổng mức đầu tư gần 120.000 tỷ đồng và khởi công năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2021.
Đây là một trong những nội dung chính trong Tờ trình số 487 “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020” do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa báo cáo để Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư.
Trong Tờ chính, Chính phủ cũng đưa ra lộ trình dự kiến các đoạn tuyến được đầu tư trong giai đoạn 2017-2020 có tổng chiều dài 654km (bổ sung thêm dự án cầu Mỹ Thuận 2 và chưa tiến hành mở rộng từ 2 làn lên 4 làn xe đối với đoạn La Sơn-Túy Loan), giảm 59km so với phương án cũ (713km).
Xem thêm: Cao tốc Bắc-Nam: Làm trước 654km, ‘ngốn’ gần 120.000 tỷ đồng
Đây là một trong những nội dung chính trong Tờ trình số 487 “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020” do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa báo cáo để Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư.
Trong Tờ chính, Chính phủ cũng đưa ra lộ trình dự kiến các đoạn tuyến được đầu tư trong giai đoạn 2017-2020 có tổng chiều dài 654km (bổ sung thêm dự án cầu Mỹ Thuận 2 và chưa tiến hành mở rộng từ 2 làn lên 4 làn xe đối với đoạn La Sơn-Túy Loan), giảm 59km so với phương án cũ (713km).
Đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 sẽ được lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước 654km. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Xem thêm: Cao tốc Bắc-Nam: Làm trước 654km, ‘ngốn’ gần 120.000 tỷ đồng
Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước trong tháng 10 tăng cao
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/10, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2017 tăng 0,41% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước; tăng 2,25% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,71%.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê giá, cho biết chỉ số CPI tháng 10 năm 2017 có mức tăng khá cao do một số nguyên nhân chủ yếu như ảnh hưởng của mưa bão và lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung cùng với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng vào mùa cưới nên giá thực phẩm tươi sống ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,57%, thực phẩm tăng 0,37%.
Xem thêm: Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước trong tháng 10 tăng cao
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê giá, cho biết chỉ số CPI tháng 10 năm 2017 có mức tăng khá cao do một số nguyên nhân chủ yếu như ảnh hưởng của mưa bão và lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung cùng với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng vào mùa cưới nên giá thực phẩm tươi sống ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,57%, thực phẩm tăng 0,37%.
Người tiêu dùng mua sắm ở siêu thị Co.op Mart Foodcosa Quang Trung (Gò Vấp). (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Xem thêm: Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước trong tháng 10 tăng cao
Không khí lạnh tràn về khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Chiều ngày 29/10, không khí lạnh đã ảnh hưởng hầu hết các tỉnh thuộc phía Đông Bắc Bộ, một số nơi thuộc phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Đêm 29/10, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngày 30/10, không khí lạnh sẽ tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét; từ đêm 30/10 trời rét vào đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C, vùng núi 13-16 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C.
Khu vực Hà Nội đêm và sáng sớm trời rét với nhiệt độ cao nhất 18-21 độ C, nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C.
Xem thêm: Không khí lạnh tràn về khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Đêm 29/10, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngày 30/10, không khí lạnh sẽ tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét; từ đêm 30/10 trời rét vào đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C, vùng núi 13-16 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C.
Khu vực Hà Nội đêm và sáng sớm trời rét với nhiệt độ cao nhất 18-21 độ C, nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Xem thêm: Không khí lạnh tràn về khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
(TTXVN/Vietnam+)