Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 22/3 tuyên bố Syria sẵn sàng đóng vai trò trung gian trong việc thiết lập quan hệ bình thường giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, nhằm bảo đảm sự ổn định và an ninh trong khu vực.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan đang ở thăm Syria, Tổng thống al-Assad cho biết Syria sẵn sàng đóng vai trò xây dựng nền tảng chung cho mối quan hệ giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mang lại lợi ích chung cho khu vực.
Về phần mình, Tổng thống Sargsyan khẳng định sự cần thiết phải vượt qua những bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, coi đối thoại là bước tiếp theo trong tiến trình xây dựng lòng tin. Armenia ủng hộ các giải pháp hòa bình và đối thoại để giải quyết xung đột.
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia bị chia rẽ xung quanh vụ sát hại người Armenia trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ Nhất dưới thời đế chế Ottoman.
Tháng 10/2009, hai bên đã ký hai nghị định thư lịch sử về quan hệ ngoại giao và mở lại biên giới chung. Các văn bản này đang chờ sự phê chuẩn của Quốc hội hai nước. Mặc dù vậy, vụ thảm sát người Armenia cho tới nay vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi giữa hai nước.
Đề xuất làm trung gian của Syria được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và Thụy Điển có tín hiệu xấu đi sau khi Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ và Quốc hội Thụy Điển thông qua nghị quyết quy kết các vụ sát hại người Armenia là "diệt chủng."
Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Thụy Điển về nước để phản đối, đồng thời cảnh báo việc làm của Hạ viện Mỹ và Quốc hội Thụy Điển có thể phá hoại tiến trình hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia sau một thế kỷ thù địch.
Thời gian gần đây, Mỹ cũng đã thừa nhận vai trò của Syria trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Đặc phái viên của Mỹ về Trung Đông George Mitchell đã ba lần tới thăm Syria kể từ khi nhậm chức.
Washington tin rằng Damascus có thể góp phần giúp giải quyết các vấn đề ở Trung Đông, liên quan Iraq và Lebanon./.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan đang ở thăm Syria, Tổng thống al-Assad cho biết Syria sẵn sàng đóng vai trò xây dựng nền tảng chung cho mối quan hệ giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mang lại lợi ích chung cho khu vực.
Về phần mình, Tổng thống Sargsyan khẳng định sự cần thiết phải vượt qua những bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, coi đối thoại là bước tiếp theo trong tiến trình xây dựng lòng tin. Armenia ủng hộ các giải pháp hòa bình và đối thoại để giải quyết xung đột.
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia bị chia rẽ xung quanh vụ sát hại người Armenia trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ Nhất dưới thời đế chế Ottoman.
Tháng 10/2009, hai bên đã ký hai nghị định thư lịch sử về quan hệ ngoại giao và mở lại biên giới chung. Các văn bản này đang chờ sự phê chuẩn của Quốc hội hai nước. Mặc dù vậy, vụ thảm sát người Armenia cho tới nay vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi giữa hai nước.
Đề xuất làm trung gian của Syria được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và Thụy Điển có tín hiệu xấu đi sau khi Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ và Quốc hội Thụy Điển thông qua nghị quyết quy kết các vụ sát hại người Armenia là "diệt chủng."
Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Thụy Điển về nước để phản đối, đồng thời cảnh báo việc làm của Hạ viện Mỹ và Quốc hội Thụy Điển có thể phá hoại tiến trình hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia sau một thế kỷ thù địch.
Thời gian gần đây, Mỹ cũng đã thừa nhận vai trò của Syria trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Đặc phái viên của Mỹ về Trung Đông George Mitchell đã ba lần tới thăm Syria kể từ khi nhậm chức.
Washington tin rằng Damascus có thể góp phần giúp giải quyết các vấn đề ở Trung Đông, liên quan Iraq và Lebanon./.
(TTXVN/Vietnam+)