Các nguồn tin cấp cao từ đảng Dawa của Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cho biết chính quyền Syria đã bắt đầu triển khai các biện pháp an ninh đặc biệt xung quanh gia đình của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các trung tâm an ninh chủ chốt tại nước này.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện những rạn nứt mới trong nội bộ lãnh đạo phái Alawite của quân đội Syria, lực lượng luôn trung thành với chế độ của Tổng thống Assad trong suốt cuộc khủng hoảng kéo dài 15 tháng qua.
Nguyên nhân gây rạn nứt xuất phát từ lo ngại cho rằng ông Assad sẽ không thể giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng với phe đối lập, khiến Syria ngày càng bị cô lập với cộng đồng quốc tế và phải đối mặt với nguy cơ chịu sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Một số sỹ quan cấp cao Alawite lập luận số phận của phái Alawite phải được đặt cao hơn số phận chính trị của Tổng thống Assad và rằng người Alawite là một phần của nhân dân Syria. Vì vậy, trong trường hợp không thể chấm dứt xung đột với phe đối lập, Tổng thống Assad nên chọn giải pháp cùng gia đình lưu vong ở nước khác.
Các nguồn tin thân cận với Thủ tướng Iraq Maliki còn cho biết một số sỹ quan cấp cao Alawite tuyên bố sẵn sàng phối hợp với các đảng phái đối lập ở Syria, các nước Arập vùng Vịnh, Mỹ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan để đảm bảo sự hợp tác ổn định ở Syria thời hậu Assad.
Phái Alauy cho rằng giải pháp nổi dậy có thể là cách tốt nhất đưa Syria thoát khỏi khủng hoảng và ngăn chặn nguy cơ nội chiến.
Trong một diễn biến khác, ngày 18/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi các phe phái ở Syria "chấm dứt ngay" các cuộc xung đột trên toàn lãnh thổ vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 14.400 người, trong đó chỉ riêng ngày 18/6 có ít nhất 94 người thiệt mạng.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Putin quay lại điện Kremlin và diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Mexico, hai bên khẳng định người dân Syria có quyền quyết định tưong lai của chính mình một cách dân chủ.
Tuyên bố viết: "Để chấm dứt đổ máu ở Syria, chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay lập tức mọi hành động bạo lực. Chúng tôi cùng tin rằng người dân Syria nên được trao cơ hội lựa chọn một cách độc lập và dân chủ tương lai của chính mình."
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí cần có tiến trình chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria, đồng thời cam kết ủng hộ kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc phái viên quốc tế Kofi Annan cũng như sẽ hợp tác chặt chẽ với ông Annan trong việc thực thi kế hoạch này.
Tuy nhiên, về cách thức cụ thể để chấm dứt xung đột thì hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Theo kế hoạch, ngày 19/6, Trưởng phái bộ giám sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS), Thiếu tướng Robert Mood sẽ có phiên báo cáo vắn tắt về tình hình Syria tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ba ngày sau khi ông quyết định tạm ngừng các hoạt động giám sát để phản đối tình trạng bạo lực leo thang tại quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, Mỹ, Anh và Pháp đang thảo luận về một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an nhằm áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với chính quyền Damascus./.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện những rạn nứt mới trong nội bộ lãnh đạo phái Alawite của quân đội Syria, lực lượng luôn trung thành với chế độ của Tổng thống Assad trong suốt cuộc khủng hoảng kéo dài 15 tháng qua.
Nguyên nhân gây rạn nứt xuất phát từ lo ngại cho rằng ông Assad sẽ không thể giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng với phe đối lập, khiến Syria ngày càng bị cô lập với cộng đồng quốc tế và phải đối mặt với nguy cơ chịu sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Một số sỹ quan cấp cao Alawite lập luận số phận của phái Alawite phải được đặt cao hơn số phận chính trị của Tổng thống Assad và rằng người Alawite là một phần của nhân dân Syria. Vì vậy, trong trường hợp không thể chấm dứt xung đột với phe đối lập, Tổng thống Assad nên chọn giải pháp cùng gia đình lưu vong ở nước khác.
Các nguồn tin thân cận với Thủ tướng Iraq Maliki còn cho biết một số sỹ quan cấp cao Alawite tuyên bố sẵn sàng phối hợp với các đảng phái đối lập ở Syria, các nước Arập vùng Vịnh, Mỹ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan để đảm bảo sự hợp tác ổn định ở Syria thời hậu Assad.
Phái Alauy cho rằng giải pháp nổi dậy có thể là cách tốt nhất đưa Syria thoát khỏi khủng hoảng và ngăn chặn nguy cơ nội chiến.
Trong một diễn biến khác, ngày 18/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi các phe phái ở Syria "chấm dứt ngay" các cuộc xung đột trên toàn lãnh thổ vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 14.400 người, trong đó chỉ riêng ngày 18/6 có ít nhất 94 người thiệt mạng.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Putin quay lại điện Kremlin và diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Mexico, hai bên khẳng định người dân Syria có quyền quyết định tưong lai của chính mình một cách dân chủ.
Tuyên bố viết: "Để chấm dứt đổ máu ở Syria, chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay lập tức mọi hành động bạo lực. Chúng tôi cùng tin rằng người dân Syria nên được trao cơ hội lựa chọn một cách độc lập và dân chủ tương lai của chính mình."
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí cần có tiến trình chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria, đồng thời cam kết ủng hộ kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc phái viên quốc tế Kofi Annan cũng như sẽ hợp tác chặt chẽ với ông Annan trong việc thực thi kế hoạch này.
Tuy nhiên, về cách thức cụ thể để chấm dứt xung đột thì hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Theo kế hoạch, ngày 19/6, Trưởng phái bộ giám sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS), Thiếu tướng Robert Mood sẽ có phiên báo cáo vắn tắt về tình hình Syria tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ba ngày sau khi ông quyết định tạm ngừng các hoạt động giám sát để phản đối tình trạng bạo lực leo thang tại quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, Mỹ, Anh và Pháp đang thảo luận về một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an nhằm áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với chính quyền Damascus./.
(TTXVN)