Syria ủng hộ sáng kiến sáu điểm của Trung Quốc

Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cho biết Damascus sẵn sàng hợp tác theo sáng kiến 6 điểm của Trung Quốc để chấm dứt đổ máu.
Hãng thông tấn chính thức SANA của Syria ngày 7/3 dẫn tuyên bố của Ngoạitrưởng Syria Walid Muallem cho biết Damascus sẵn sàng hợp tác theo sáng kiến 6điểm của Trung Quốc để chấm dứt đổ máu và bắt đầu đối thoại giữa chính quyền vớiphe đối lập.

Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc gặp đặc phái viên Trung Quốc về vấn đềSyria Lý Hoa Tân đang ở thăm Damascus, ông Muanlem cho biết Syria hoan nghênh kếhoạch hòa bình 6 điểm của Trung Quốc và “sẵn sàng hợp tác” theo kế hoạch này để“ngừng bạo lực.”

Đặc phái viên Trung Quốc Lý Hoa Tân cho biết ông đã gặp Thứ trưởng Ngoạigiao Syria Ahmad Arnus để thảo luận về kế hoạch 6 điểm của Trung Quốc nhằm giảiquyết cuộc khủng hoảng kéo dài một năm nay ở Syria. Dự kiến, ông Lý Hoa Tân cũngsẽ có cuộc gặp với đại diện các nhóm đối lập ở Syria. Trước đó, liên minh đốilập chính của Syria trước đó đã bác bỏ khả năng đối thoại khi Tổng thống Basharal-Assad vẫn còn nắm quyền.

Sáng kiến 6 điểm của Trung Quốc được công bố cuối tuần qua, trong đó kêugọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức và tổ chức đối thoại giữa chế độ của Tổngthống al-Assad và phe đối lập, đồng thời bác bỏ mọi sự can thiệp từ bên ngoàinhằm thay đổi chế độ ở Syria, song ủng hộ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợpquốc trong khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốc.

Trong khi đó, ngày 7/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta có nhữngtuyên bố cho thấy lần đầu tiên Mỹ có thể cung cấp các hỗ trợ không sát thươngcho các nhóm đối lập đang muốn lật đổ chế độ của Tổng thống Syria al-Assad. Phátbiểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Bộ trưởngPanetta nói rằng "đang xem xét" khả năng này.

Tuy nhiên, quan chức cấp cao này cũng bày tỏ sự thận trọng về khả năng canthiệp quân sự vào Syria, viện dẫn thiếu sự đồng thuận quốc tế, cũng như nguy cơchâm ngòi cho một cuộc nội chiến.

Theo lời ông Panetta, Mỹ đang xem xét mọi bước đi dự kiến với các đồngminh quốc tế để ủng hộ những nỗ lực bảo vệ người dân Syria, chấm dứt bạo lực,bảo đảm ổn định khu vực... trong đó không loại trừ cả những giải pháp quân sựnếu cần thiết. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh vào thời điểm hiện nay, chính quyền Mỹđang tập trung vào cách tiếp cận ngoại giao và chính trị hơn là một cuộc canthiệp quân sự.

Trước những lời kêu gọi như của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain rằngWashington nên đi đầu trong cuộc không kích Syria để hỗ trợ phe đối lập tại đây,Bộ trưởng Panetta đã nhắc lại quan điểm của Tổng thống Barack Obama rằng tìnhhình tại Syria khác với ở Libya, nơi liên minh do NATO đứng đầu đã thực hiệnchiến dịch ném bom năm ngoái giúp lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo MuammarGaddafi.

Theo ông Panetta, trường hợp Libya có sự ủng hộ mạnh mẽ trong Hội đồng Bảoan Liên hợp quốc và AL cho can thiệp quân sự. Còn đối với cuộc khủng hoảngSyria, Trung Quốc và Nga phản đối các biện pháp trừng phạt, trong khi AL cũngkhông ủng hộ kế hoạch không kích Damascus. Bản thân phe đối lập ở Syria cũngkhông mạnh và rời rạc với khoảng 100 nhóm nhận là thuộc lực lượng chống đối.

Ngày 7/3, Nga đã hối thúc Chính phủ Syria và phe nổi dậy dừng bạo lực"ngay lập tức" và hỗ trợ các phái viên làm công tác nhân đạo và hòa bình tạinước này. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết Mátxcơva "nhấn mạnh đến nhucầu cấp thiết phải giải quyết các vấn đề nhân đạo khẩn thiết ở Syria".

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin cùng ngày đã cáo buộc Chínhphủ Libya hỗ trợ một trại huấn luyện cho những kẻ nổi loạn ở Syria, vốn là thủphạm tấn công các mục tiêu của chính quyền Damascus.

Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bàn về Libya,ông Churkin cho rằng "điều này là không thể chấp nhận được và đang góp phần hủyhoại sự ổn định tại Trung Đông." Ông cũng cho biết thêm rằng al-Qaeda đang hiệndiện ở Syria và đặt ra vấn đề là phải chăng việc "xuất khẩu phong trào nổi dậy"đang biến thành "xuất khẩu chủ nghĩa khủng bố."

Trong khi đó, trả lời báo giới, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết Ngachưa thảo luận về khả năng cho Tổng thống Syria al-Assad tị nạn. Trước đó, Tổngthống Tunisia Moncef Marzouki cho rằng Nga có thể giúp giải quyết cuộc khủnghoảng tại Syria bằng giải pháp trên.

Sau khi có tuyên bố của Thủ tướng Nga Putin, Tổng thống Tunisia Marzoukinói rằng quốc gia Bắc Phi này sẵn sàng cho ông al-Assad tị nạn nếu điều đó giúpđem lại hòa bình cho Syria.

Tại Syria, ngày 8/3, Thứ trưởng Dầu mỏ Abdo Hussameddinđã tuyên bố từ chức và sẽ gia nhập phe đối lập. Như vậy, ông Ápđô trở thành quanchức cấp cao nhất trong Chính phủ Syria gia nhập hàng ngũ phe đối lập./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục