Chiều 10/2, trong buổi công bố kết quả kiểm tra thực hiện pháp luật lao động về tiền lương, thu nhập tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, lãnh đạo EVN đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh tiền lương, thu nhập của nhân viên EVN.
Tại sao lỗ nhưng lương vẫn tăng?
Giải thích nguyên nhân tại sao năm 2010 Tập đoàn điện lực làm ăn thua lỗ nhưng tiền lương bình quân của nhân viên vẫn tăng, ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, tiền lương của người lao động trong EVN tính trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm của tập đoàn, không liên quan đến giá điện. Vì vậy sản lượng điện thương phẩm, năng suất tăng thì tiền lương của người lao động sẽ tăng và ngược lại.
Trong khi đó, sản lượng điện thương phẩm năm 2008 đạt 65,930 tỷ kwh, tăng 12,82% so với 2007; năm 2009 đạt 74,816 tỷ kwh, tăng 13,875 so với 2008; năm 2010 đạt 85.67 tỷ kwh, tăng 14,51% so với năm 2009.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: “Năm 2010 là năm đầu tiên EVN bị lỗ, nguyên nhân bị lỗ do hạn hán, Thủ tướng chỉ đạo không được cắt điện nên chúng tôi buộc phải đổ dầu vào đốt, tăng khả năng cung lên để đáp ứng nhu cầu của ngành kinh tế. Điều này hoàn toàn do khách quan.”
“Chúng tôi đã báo cáo với chính phủ, nếu vì lỗ mà quay lại đơn giá lương tối thiểu nhân với hệ số lương cơ bản thì lao động sẽ bỏ đi. Bây giờ không chỉ có mỗi EVN làm điện, một loạt các tổng công ty, công ty tư nhân làm điện, những người giỏi mà lương không bảo đảm họ sẵn sàng ra đi. Chính vì thế Thủ tướng đã đồng ý cho EVN áp dụng đơn giá tiền lương bằng 95% đơn giá tiền lương 2009 và căn cứ quyết định thủ tướng chúng tôi áp dụng đơn giá tiền lương đó,” ông Tri nói.
Mặt khác, cũng theo ông Tri, lỗ của EVN năm 2010 là do khách quan, nếu chính phủ yêu cầu đảm bảo phát điện để phát triển kinh tế thì cán bộ nhân viên gần 100.000 người không thể hy sinh vì khoản lỗ đó. Nếu chúng tôi không bảo đảm tiền lương cho họ thì họ không thể tiếp tục sản xuất.
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội, Phạm Minh Huân cũng cho biết: Lương ngành điện tính theo lượng điện thương phẩm, trong năm 2010, sản lượng điện thương phẩm tăng 14,51%, nếu lương tính nguyên lương phải tăng 14.51% nhưng do Chính phủ điều chỉnh áp dụng mức lương chỉ bằng 95% lương năm 2009 và bản thân ngành điện để đạt được sản lượng như vậy đã phải tăng thêm lượng nhân viên nên lương ngành điện năm 2010 chỉ tăng 5,46%.
Ông Tri cho biết thêm, theo đơn giá tiền lương bằng 95% năm 2009, tùy theo từng đơn vị của EVN, có đơn vị sản lượng tăng trưởng điện thấp thì lương tương đương năm 2009, những đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng đến khi nhân với sản lượng thì tổng quỹ lương sẽ tăng lên và chia cho đầu người sẽ tăng lên một chút.
EVN sai trong phân phối tiền lương
Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, Trưởng đoàn kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động và tiền lương, thu nhập tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì EVN đã sai phạm trong khâu phân phối tiền lương.
“Bất hợp lý trong phân phối tiền lương của EVN nằm trong từng khối và giữa các khối. Trong từng khối, lương văn phòng tập đoàn lại cao hơn công ty mẹ, văn phòng tổng công ty lại cao hơn bình quân chung. Giữa các khối với nhau, khối sản xuất lương cao, khối phân phối lương thấp, tất nhiên hệ số cấp bậc sản xuất bình quân cao hơn nhưng cao hơn không thể đến mức độ gấp đôi, trong khi đó hiện nay lương khối sản xuất cao gấp đôi khối phân phối.” Ông Tùng nói.
Bên cạnh đó, quy chế trả lương của Tập đoàn EVN chưa được xác định theo từng vị trí, chức danh công việc để cân đối với thị trường và gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Riêng đối với cơ quan Tập đoàn, khối văn phòng có hệ số lương thực tế cao hơn 1,61 lần so với hệ số lương bình quân chung. Việc phân phối tiền lương này có sự chênh lệch lớn so với hệ số lương bình quân chung trong khi Tập đoàn cũng chưa làm rõ được cơ sở của việc phân phối và công khai trong Tập đoàn, làm cho dư luận xã hội bức xúc, nhất là trong điều kiện năm 2010 Tập đoàn bị lỗ.
Ngoài sai phạm về phân phối tiền lương, tập đoàn EVN còn có những hạn chế trong việc xác định đơn giá tiền lương, việc áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm ở một số đơn vị, nhất là các nhà máy điện không đồng nhất, EVN chưa xây dựng được quy chế phân phối tiền thù lao đối với người đại diện phần vốn ở các doanh nghiệp có vốn của tập đoàn…
Từ những hạn chế của EVN, đoàn thanh tra đã đưa ra những kiến nghị đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và trong vòng 45 ngày, EVN phải hoàn thành tiếp thu, sửa đổi theo kiến nghị./.
Tại sao lỗ nhưng lương vẫn tăng?
Giải thích nguyên nhân tại sao năm 2010 Tập đoàn điện lực làm ăn thua lỗ nhưng tiền lương bình quân của nhân viên vẫn tăng, ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, tiền lương của người lao động trong EVN tính trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm của tập đoàn, không liên quan đến giá điện. Vì vậy sản lượng điện thương phẩm, năng suất tăng thì tiền lương của người lao động sẽ tăng và ngược lại.
Trong khi đó, sản lượng điện thương phẩm năm 2008 đạt 65,930 tỷ kwh, tăng 12,82% so với 2007; năm 2009 đạt 74,816 tỷ kwh, tăng 13,875 so với 2008; năm 2010 đạt 85.67 tỷ kwh, tăng 14,51% so với năm 2009.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: “Năm 2010 là năm đầu tiên EVN bị lỗ, nguyên nhân bị lỗ do hạn hán, Thủ tướng chỉ đạo không được cắt điện nên chúng tôi buộc phải đổ dầu vào đốt, tăng khả năng cung lên để đáp ứng nhu cầu của ngành kinh tế. Điều này hoàn toàn do khách quan.”
“Chúng tôi đã báo cáo với chính phủ, nếu vì lỗ mà quay lại đơn giá lương tối thiểu nhân với hệ số lương cơ bản thì lao động sẽ bỏ đi. Bây giờ không chỉ có mỗi EVN làm điện, một loạt các tổng công ty, công ty tư nhân làm điện, những người giỏi mà lương không bảo đảm họ sẵn sàng ra đi. Chính vì thế Thủ tướng đã đồng ý cho EVN áp dụng đơn giá tiền lương bằng 95% đơn giá tiền lương 2009 và căn cứ quyết định thủ tướng chúng tôi áp dụng đơn giá tiền lương đó,” ông Tri nói.
Mặt khác, cũng theo ông Tri, lỗ của EVN năm 2010 là do khách quan, nếu chính phủ yêu cầu đảm bảo phát điện để phát triển kinh tế thì cán bộ nhân viên gần 100.000 người không thể hy sinh vì khoản lỗ đó. Nếu chúng tôi không bảo đảm tiền lương cho họ thì họ không thể tiếp tục sản xuất.
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội, Phạm Minh Huân cũng cho biết: Lương ngành điện tính theo lượng điện thương phẩm, trong năm 2010, sản lượng điện thương phẩm tăng 14,51%, nếu lương tính nguyên lương phải tăng 14.51% nhưng do Chính phủ điều chỉnh áp dụng mức lương chỉ bằng 95% lương năm 2009 và bản thân ngành điện để đạt được sản lượng như vậy đã phải tăng thêm lượng nhân viên nên lương ngành điện năm 2010 chỉ tăng 5,46%.
Ông Tri cho biết thêm, theo đơn giá tiền lương bằng 95% năm 2009, tùy theo từng đơn vị của EVN, có đơn vị sản lượng tăng trưởng điện thấp thì lương tương đương năm 2009, những đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng đến khi nhân với sản lượng thì tổng quỹ lương sẽ tăng lên và chia cho đầu người sẽ tăng lên một chút.
EVN sai trong phân phối tiền lương
Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, Trưởng đoàn kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động và tiền lương, thu nhập tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì EVN đã sai phạm trong khâu phân phối tiền lương.
“Bất hợp lý trong phân phối tiền lương của EVN nằm trong từng khối và giữa các khối. Trong từng khối, lương văn phòng tập đoàn lại cao hơn công ty mẹ, văn phòng tổng công ty lại cao hơn bình quân chung. Giữa các khối với nhau, khối sản xuất lương cao, khối phân phối lương thấp, tất nhiên hệ số cấp bậc sản xuất bình quân cao hơn nhưng cao hơn không thể đến mức độ gấp đôi, trong khi đó hiện nay lương khối sản xuất cao gấp đôi khối phân phối.” Ông Tùng nói.
Bên cạnh đó, quy chế trả lương của Tập đoàn EVN chưa được xác định theo từng vị trí, chức danh công việc để cân đối với thị trường và gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Riêng đối với cơ quan Tập đoàn, khối văn phòng có hệ số lương thực tế cao hơn 1,61 lần so với hệ số lương bình quân chung. Việc phân phối tiền lương này có sự chênh lệch lớn so với hệ số lương bình quân chung trong khi Tập đoàn cũng chưa làm rõ được cơ sở của việc phân phối và công khai trong Tập đoàn, làm cho dư luận xã hội bức xúc, nhất là trong điều kiện năm 2010 Tập đoàn bị lỗ.
Ngoài sai phạm về phân phối tiền lương, tập đoàn EVN còn có những hạn chế trong việc xác định đơn giá tiền lương, việc áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm ở một số đơn vị, nhất là các nhà máy điện không đồng nhất, EVN chưa xây dựng được quy chế phân phối tiền thù lao đối với người đại diện phần vốn ở các doanh nghiệp có vốn của tập đoàn…
Từ những hạn chế của EVN, đoàn thanh tra đã đưa ra những kiến nghị đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và trong vòng 45 ngày, EVN phải hoàn thành tiếp thu, sửa đổi theo kiến nghị./.
Hồng Kiều (Vietnam+)