Chiều 6/9, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã khai mạc các hoạt động văn hóa phục vụ thiếu nhi Thủ đô vui đón Tết Trung Thu với chủ đề “Tết Trung Thu truyền thống” tại đình Hồng Lạc 38 Hàng Đào, đình Kim Ngân 40-42 Hàng Bạc, ngôi nhà di sản 87 Mã Mây và Trung tâm thông tin phố cổ 28 Hàng Buồm.
Tại những địa chỉ này, Ban quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu các trò chơi dân gian và nghề thủ công truyền thống như nặn tò he, làm tiến sỹ giấy, đèn ông sao, đèn thỏ, tàu thủy bằng sắt tây, con rối nước, tranh vẽ, mặt nạ làm bằng tre, gốm…cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật rối nước, hề chèo, ca trù và ca nhạc truyền thống.
Tại các địa điểm văn hóa trên còn trưng bày mâm cỗ truyền thống và tổ chức phá cỗ Trung Thu cho thiếu nhi.
Chị Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) đã giới thiệu tại đình Hồng Lạc hàng trăm sản phẩm gồm ông đánh gậy, tiến sỹ giấy, đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn con công, đèn con tôm.
Say sưa giới thiệu cho khách ý nghĩa các đồ chơi truyền thống, nhưng chị vẫn lo lắng về sự mai một của loại đồ chơi này khi hàng Trung Quốc đang tràn ngập thị trường.
Chị cho biết: “Trước kia, gia đình tôi làm rất nhiều đồ chơi truyền thống nhưng nay chỉ làm ra bán cho trẻ nhỏ trong làng. Mỗi lần được mời đi trưng bày, giới thiệu đồ chơi do mình làm ra, tôi thấy như được an ủi, động viên tiếp tục giữ nghề.”
Anh Nguyễn Văn Mạnh Hùng, đến từ làng nghề đồ chơi Phương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân trưng bày sản phẩm tàu thủy làm bằng sắt tây.
Anh làm nghề được 25 năm và là thế hệ thứ sáu trong gia đình gắn bó với nghề làm đồ chơi thủ công này.
Anh Hùng cho biết, mặc dù thị trường xuất hiện nhiều đồ chơi hiện đại nhưng tàu thủy làm bằng sắt tây vẫn được nhiều người lựa chọn. Mỗi dịp Trung Thu, gia đình anh có thể tiêu thụ 600-700 chiếc.
Niềm vui ấy càng nhân lên khi anh Hùng được mời trưng bày, giới thiệu đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu.
Đây là lần thứ 5, Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội nhân dịp Tết Trung Thu. Qua đó, giới thiệu cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa của Trung thu phố cổ Hà Nội, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị di sản văn hóa./.
Tại những địa chỉ này, Ban quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu các trò chơi dân gian và nghề thủ công truyền thống như nặn tò he, làm tiến sỹ giấy, đèn ông sao, đèn thỏ, tàu thủy bằng sắt tây, con rối nước, tranh vẽ, mặt nạ làm bằng tre, gốm…cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật rối nước, hề chèo, ca trù và ca nhạc truyền thống.
Tại các địa điểm văn hóa trên còn trưng bày mâm cỗ truyền thống và tổ chức phá cỗ Trung Thu cho thiếu nhi.
Chị Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) đã giới thiệu tại đình Hồng Lạc hàng trăm sản phẩm gồm ông đánh gậy, tiến sỹ giấy, đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn con công, đèn con tôm.
Say sưa giới thiệu cho khách ý nghĩa các đồ chơi truyền thống, nhưng chị vẫn lo lắng về sự mai một của loại đồ chơi này khi hàng Trung Quốc đang tràn ngập thị trường.
Chị cho biết: “Trước kia, gia đình tôi làm rất nhiều đồ chơi truyền thống nhưng nay chỉ làm ra bán cho trẻ nhỏ trong làng. Mỗi lần được mời đi trưng bày, giới thiệu đồ chơi do mình làm ra, tôi thấy như được an ủi, động viên tiếp tục giữ nghề.”
Anh Nguyễn Văn Mạnh Hùng, đến từ làng nghề đồ chơi Phương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân trưng bày sản phẩm tàu thủy làm bằng sắt tây.
Anh làm nghề được 25 năm và là thế hệ thứ sáu trong gia đình gắn bó với nghề làm đồ chơi thủ công này.
Anh Hùng cho biết, mặc dù thị trường xuất hiện nhiều đồ chơi hiện đại nhưng tàu thủy làm bằng sắt tây vẫn được nhiều người lựa chọn. Mỗi dịp Trung Thu, gia đình anh có thể tiêu thụ 600-700 chiếc.
Niềm vui ấy càng nhân lên khi anh Hùng được mời trưng bày, giới thiệu đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu.
Đây là lần thứ 5, Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội nhân dịp Tết Trung Thu. Qua đó, giới thiệu cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa của Trung thu phố cổ Hà Nội, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị di sản văn hóa./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)