Để nâng cao hiệu quả đề án phát triển cây chè - cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, năm 2012, Thái Nguyên tiếp tục trồng mới, trồng lại 1.000 ha chè giống chất lượng cao.
Tỉnh đồng thời mở rộng diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap và UTZ tại một số vùng chè trọng điểm ở thành phố Thái Nguyên và các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương...
Tỉnh Thái Nguyên tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giống chè cho trồng mới, trồng lại theo hình thức hỗ trợ 100% chi phí giống trực tiếp cho hộ sản xuất chè.
Về sản xuất chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm, tỉnh hỗ trợ 100% chi phí tập huấn sản xuất chè an toàn và hỗ trợ 100% chi phí tổ chức giám sát và cấp giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap. Bên cạnh đó, tỉnh cũng bố trí khoảng 6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông.
Hiện toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 17.000 ha chè, trong đó có hơn 14.000 ha chè kinh doanh với năng suất bình quân 90 tạ/ha. Nghề làm chè ở Thái Nguyên đã giải quyết lao động cho khoảng trên 65.000 hộ nông dân, hàng năm sản lượng chè khô thu được đạt xấp xỉ 16.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng trên 4 triệu USD.
Tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trong năm 2012 đưa năng suất chè búp tươi lên 100 tạ/ha, nâng tổng sản lượng chè đạt 182.000 tấn, xuất khẩu trên 7.800 tấn chè búp khô./.
Tỉnh đồng thời mở rộng diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap và UTZ tại một số vùng chè trọng điểm ở thành phố Thái Nguyên và các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương...
Tỉnh Thái Nguyên tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giống chè cho trồng mới, trồng lại theo hình thức hỗ trợ 100% chi phí giống trực tiếp cho hộ sản xuất chè.
Về sản xuất chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm, tỉnh hỗ trợ 100% chi phí tập huấn sản xuất chè an toàn và hỗ trợ 100% chi phí tổ chức giám sát và cấp giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap. Bên cạnh đó, tỉnh cũng bố trí khoảng 6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông.
Hiện toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 17.000 ha chè, trong đó có hơn 14.000 ha chè kinh doanh với năng suất bình quân 90 tạ/ha. Nghề làm chè ở Thái Nguyên đã giải quyết lao động cho khoảng trên 65.000 hộ nông dân, hàng năm sản lượng chè khô thu được đạt xấp xỉ 16.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng trên 4 triệu USD.
Tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trong năm 2012 đưa năng suất chè búp tươi lên 100 tạ/ha, nâng tổng sản lượng chè đạt 182.000 tấn, xuất khẩu trên 7.800 tấn chè búp khô./.
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)