Trong hai ngày 4 và 5/12, Đoàn công tác của Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Điện Biên về tình hình tiến độ triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình thí điểm nông thôn mới tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên.
Làm việc với lãnh đạo của tỉnh Điện Biên và cán bộ chủ chốt xã Thanh Chăn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh là một xã có xuất phát điểm thấp, kinh tế gặp khó khăn nhất trong 11 xã của cả nước được Trung ương chọn làm thí điểm xây dựng Đề án mô hình nông thôn mới, Thanh Chăn cần khẩn trương, quyết tâm hoàn thành đề án, sớm đưa Thanh Chăn trở thành mô hình điểm của vùng Tây Bắc.
Thời gian tới, tỉnh Điện Biên cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các hạng mục công trình hạ tầng, nhất là về các công trình trọng điểm, có giá trị thiết yếu đối với đời sống dân sinh như giao thông và thủy lợi nội đồng, trạm cung cấp nước sạch… để các tiêu chí sớm cán đích đúng lộ trình, từ đó tạo được sức bật, làm nền tảng cho đề án thành công.
Điện Biên cũng cần mạnh dạn chuyển dịch kinh tế; thay đổi giống cây trồng, vật nuôi trên cơ sở định hướng đúng, trúng, phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường, tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu của vùng kinh tế nông thôn mới, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân; đó cũng là cơ sở nền tảng cho các mô hình sản xuất, chăn nuôi phát triển bền vững, có chiều sâu.
Bên cạnh việc phát triển các mô hình kinh tế chăn nuôi trang trại, Thanh Chăn cũng cần mạnh dạn cải tạo quỹ đất hoang, tạp để trồng các giống cây cho thu nhập kinh tế; phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng về quỹ diện tích đất của địa bàn xã. Cùng với đó là việc tạo nghề cho nguồn lao động trong độ tuổi để phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã.
Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở xã Thanh Chăn chú trọng đến công tác đào tạo nguồn cán bộ để khắc phục hạn chế năng lực chỉ đạo, điều hành, phối hợp của cấp xã với các đoàn thể, cấp ngành trong việc thực hiện đề án.
Phó Thủ tướng cho rằng việc xây dựng nông thôn mới ở Thanh Chăn có ý nghĩa rộng lớn, mang tầm một đề án có quy mô toàn quốc; vì thế việc triển khai thực hiện đề án cần có sự chung tay, đồng lòng của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Bước đầu triển khai xây dựng mô hình thí điểm nông thôn mới tại Thanh Chăn, chính quyền xã gặp nhiều khó khăn do đặc thù miền núi biên giới, nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của xã hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp…
Nhưng với sự quyết tâm phấn đấu của tỉnh, sự chung tay, đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương, người dân, Thanh Chăn đã đạt được một số thành quả quan trọng như hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng với các hạng mục công trình trọng điểm như hệ thống giao thông huyết mạch, liên thôn, bản, đường kênh mương dẫn nước nội đồng, nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, trạm cấp nước sạch phục vụ đời sống dân sinh, hoàn thành chương trình xóa nhà tạm cho người nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất và tổ chức sản xuất nông nghiệp...
Căn cứ vào Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới tại Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện tại xã Thanh Chăn đã có 7/19 tiêu chí đạt yêu cầu, gồm y tế, giáo dục, điện, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh-quốc phòng và văn hóa.
Có 4/19 tiêu chí đạt một số nội dung là thủy lợi, các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất; có điểm bưu điện văn hóa xã; nhà ở dân cư không có trường hợp nhà tạm, dột nát; đã hoàn thành quy hoạch tổng thể./.
Làm việc với lãnh đạo của tỉnh Điện Biên và cán bộ chủ chốt xã Thanh Chăn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh là một xã có xuất phát điểm thấp, kinh tế gặp khó khăn nhất trong 11 xã của cả nước được Trung ương chọn làm thí điểm xây dựng Đề án mô hình nông thôn mới, Thanh Chăn cần khẩn trương, quyết tâm hoàn thành đề án, sớm đưa Thanh Chăn trở thành mô hình điểm của vùng Tây Bắc.
Thời gian tới, tỉnh Điện Biên cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các hạng mục công trình hạ tầng, nhất là về các công trình trọng điểm, có giá trị thiết yếu đối với đời sống dân sinh như giao thông và thủy lợi nội đồng, trạm cung cấp nước sạch… để các tiêu chí sớm cán đích đúng lộ trình, từ đó tạo được sức bật, làm nền tảng cho đề án thành công.
Điện Biên cũng cần mạnh dạn chuyển dịch kinh tế; thay đổi giống cây trồng, vật nuôi trên cơ sở định hướng đúng, trúng, phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường, tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu của vùng kinh tế nông thôn mới, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân; đó cũng là cơ sở nền tảng cho các mô hình sản xuất, chăn nuôi phát triển bền vững, có chiều sâu.
Bên cạnh việc phát triển các mô hình kinh tế chăn nuôi trang trại, Thanh Chăn cũng cần mạnh dạn cải tạo quỹ đất hoang, tạp để trồng các giống cây cho thu nhập kinh tế; phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng về quỹ diện tích đất của địa bàn xã. Cùng với đó là việc tạo nghề cho nguồn lao động trong độ tuổi để phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã.
Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở xã Thanh Chăn chú trọng đến công tác đào tạo nguồn cán bộ để khắc phục hạn chế năng lực chỉ đạo, điều hành, phối hợp của cấp xã với các đoàn thể, cấp ngành trong việc thực hiện đề án.
Phó Thủ tướng cho rằng việc xây dựng nông thôn mới ở Thanh Chăn có ý nghĩa rộng lớn, mang tầm một đề án có quy mô toàn quốc; vì thế việc triển khai thực hiện đề án cần có sự chung tay, đồng lòng của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Bước đầu triển khai xây dựng mô hình thí điểm nông thôn mới tại Thanh Chăn, chính quyền xã gặp nhiều khó khăn do đặc thù miền núi biên giới, nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của xã hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp…
Nhưng với sự quyết tâm phấn đấu của tỉnh, sự chung tay, đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương, người dân, Thanh Chăn đã đạt được một số thành quả quan trọng như hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng với các hạng mục công trình trọng điểm như hệ thống giao thông huyết mạch, liên thôn, bản, đường kênh mương dẫn nước nội đồng, nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, trạm cấp nước sạch phục vụ đời sống dân sinh, hoàn thành chương trình xóa nhà tạm cho người nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất và tổ chức sản xuất nông nghiệp...
Căn cứ vào Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới tại Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện tại xã Thanh Chăn đã có 7/19 tiêu chí đạt yêu cầu, gồm y tế, giáo dục, điện, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh-quốc phòng và văn hóa.
Có 4/19 tiêu chí đạt một số nội dung là thủy lợi, các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất; có điểm bưu điện văn hóa xã; nhà ở dân cư không có trường hợp nhà tạm, dột nát; đã hoàn thành quy hoạch tổng thể./.
Xuân Tiến (TTXVN/Vietnam+)