Chứng khoán châu Á lên xuống thất thường trong phiên 14/9, không diễn biến theo xu hướng tăng điểm đồng loạt đêm trước của các thị trường chứng khoán Phố Wall, châu Âu và Trung Đông.
Hiện tượng này xảy ra sau khi các nhà quản lý và thống đốc ngân hàng trung ương toàn cầu cuối tuần qua đã đạt được sự nhất trí về các quy định ngân hàng mới, được gọi là Basel III, nhằm ngăn chặn việc tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.
Kết thúc phiên 13/9 tại Phố Wall (New York), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 42,45 điểm lên 10.505,22 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 tại Paris và FTSE 100 tại London cũng tăng hơn 1%.
Những diễn biến nội tại là nhân tố chủ chốt chi phối diễn biến trên các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên 14/9. Cuối phiên này tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 22,51 điểm xuống 9.299,31 điểm, do đồng yen mạnh gây áp lực lên các nhà xuất khẩu trong nước.
Việc ông Naoto Kan chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền và tiếp tục đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Nhật Bản đang khiến hoạt động mua vào đồng yen được đẩy mạnh, vì ông Kan là người có chủ trương ít can thiệp vào thị trường tiền tệ cho dù hiện tượng đồng yen tăng giá bất thường hiện nay đang gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản và ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán nước này.
Ngược với đà giảm điểm ở Tokyo, chứng khoán Trung Quốc (ở cả đại lục và hải ngoại) đều đi lên, nhờ thông tin chính thức cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong tháng 8/2010.
Kết thúc phiên 14/9, chỉ số Hang Seng tại Hongkong tăng 37,69 điểm lên 21.696,04 điểm, tiếp tục xu hướng lên điểm phiên trước, nhờ chỉ số kinh tế tích cực của nước này mới được công bố cuối tuần qua. Tại Thượng Hải, chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) cũng tăng 0,20 điểm lên 2.688,52 điểm./.
Hiện tượng này xảy ra sau khi các nhà quản lý và thống đốc ngân hàng trung ương toàn cầu cuối tuần qua đã đạt được sự nhất trí về các quy định ngân hàng mới, được gọi là Basel III, nhằm ngăn chặn việc tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.
Kết thúc phiên 13/9 tại Phố Wall (New York), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 42,45 điểm lên 10.505,22 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 tại Paris và FTSE 100 tại London cũng tăng hơn 1%.
Những diễn biến nội tại là nhân tố chủ chốt chi phối diễn biến trên các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên 14/9. Cuối phiên này tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 22,51 điểm xuống 9.299,31 điểm, do đồng yen mạnh gây áp lực lên các nhà xuất khẩu trong nước.
Việc ông Naoto Kan chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền và tiếp tục đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Nhật Bản đang khiến hoạt động mua vào đồng yen được đẩy mạnh, vì ông Kan là người có chủ trương ít can thiệp vào thị trường tiền tệ cho dù hiện tượng đồng yen tăng giá bất thường hiện nay đang gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản và ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán nước này.
Ngược với đà giảm điểm ở Tokyo, chứng khoán Trung Quốc (ở cả đại lục và hải ngoại) đều đi lên, nhờ thông tin chính thức cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong tháng 8/2010.
Kết thúc phiên 14/9, chỉ số Hang Seng tại Hongkong tăng 37,69 điểm lên 21.696,04 điểm, tiếp tục xu hướng lên điểm phiên trước, nhờ chỉ số kinh tế tích cực của nước này mới được công bố cuối tuần qua. Tại Thượng Hải, chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) cũng tăng 0,20 điểm lên 2.688,52 điểm./.
Trang Nhung(TTXVN/Vietnam+)