Sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong phiên cuối tuần trước nữa, giá vàng đã lấy lại đà tăng ngay trong phiên giao dịch đầu tuần 5/11 nhờ hoạt động mua vào của một số nhà giao dịch.
Giá vàng ít thay đổi trong phiên 6/11 khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - một sự kiện có thể dẫn tới những thay đổi về chính sách của chính quyền mới. Bên cạnh đó, việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc sau Đại hội Đảng 18 và biểu tình phản đối chính sách khắc khổ tại Hy Lạp cũng làm tâm lý nhà đầu tư trở nên e ngại hơn.
Trong phiên 7/11, giá vàng đã bật tăng mạnh mẽ và chạm mức cao nhất trong hai tuần qua sau chiến thắng của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Mặc dù đi ngang trong phiên cuối tuần 9/11, song tính chung cả tuần qua thị trường vàng đã có một tuần tăng giá, thậm chí là tuần tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng Tám, trong bối cảnh kim loại quý được hưởng lợi lớn từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Việc ông Obama tái đắc cử là một cơ hội lớn cho vàng tăng giá, do thị trường cho rằng chính quyền Obama sẽ vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ - điều kiện lý tưởng cho sự tăng giá của vàng.
Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại về cuộc chiến chính trị trong Quốc hội Mỹ về vấn đề "vách đá tài khóa" (một chính sách cắt giảm thâm hụt ngân sách kết hợp giữa tiết giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế, nếu không có gì thay đổi thì sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2013 sắp tới) sau khi ông Obama vẫn ở lại Nhà Trắng, cũng đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ, đồng USD và vàng.
Theo giới phân tích, các biện pháp như vậy sẽ đẩy nước Mỹ rơi trở lại suy thoái, và khi đó, vàng sẽ nổi lên như một "thiên đường". Cùng với sự lún sâu của cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone, sức hấp dẫn của vàng càng thêm lấp lánh.
Sức tăng của vàng trong tuần qua còn có thêm cả yếu tố Trung Quốc, khi theo các số liệu thống kê chính thức mới nhất, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10/2012 đã tăng mạnh hơn dự báo, sản lượng công nghiệp cũng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự kiến trước đó, trong khi đầu tư của chính phủ tăng 20% trong 10 tháng đầu năm 2012.
Những con số này cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã "hạ cánh mềm" và đang trên đường hồi phục sau 7 quý liên tiếp tăng trưởng chậm lại. Lạm phát của Trung Quốc trong tháng 10 cũng đã chậm lại (chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 1,9% của tháng 9) và hiện đang chạy với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm - nhân tố tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh tiếp tục nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Theo Thomson Reuters GFMS, nhu cầu vàng của Trung Quốc trong năm nay ước tăng 1% lên mức cao kỷ lục khoảng 860 tấn.
Căng thẳng Mỹ-Iran có xu hướng leo thang cũng là một tác nhân hỗ trợ giá vàng.
Đóng cửa phiên cuối tuần 9/11 trên thị trường Niu Yoóc, giá vàng giao ngay tăng 0,1%, lên khép tuần ở mức 1.731,09 USD/ounce sau khi trong phiên đã có lúc leo lên 1.738,66 USD/ounce - mức cao nhất trong 3 tuần qua.
Về mặt kỹ thuật, giá vàng hiện đã cán ngưỡng cản quan trọng gần 1.740 USD/ounce. Tính chung cả tuần, vàng tăng được 3,2%, ghi dấu mức tăng tuần lớn nhất trong 11 tuần qua, kể từ tuần cuối cùng của tháng Tám. Trên thị trường vàng kỳ hạn COMEX, giá vàng giao tháng 12/2012 cũng kết thúc tuần tăng 4,90 USD so với phiên trước lên 1.730,90 USD/ounce.
Còn tại thị trường London, giá vàng khép tuần cũng nhảy lên 1.738,25 USD/ounce, cao hơn mức khép lại của cuối tuần trước nữa là 1.685 USD/ounce.
Một số chuyên gia dự báo giá vàng có thể sẽ quay lại mức 1.800 USD/ounce từ nay đến cuối năm và trước mắt, thị trường vàng sẽ diễn biến sôi động đẩy giá kim loại quý này lên cao trong những ngày tới. Còn trong một báo cáo mới nhất, Ngân hàng ANZ đã đưa ra dự báo giá vàng sẽ kết thúc năm 2012 ở mức 1.780 USD/ounce và đạt mức cao khoảng 1.890 USD/ounce vào cuối năm 2013./.
Giá vàng ít thay đổi trong phiên 6/11 khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - một sự kiện có thể dẫn tới những thay đổi về chính sách của chính quyền mới. Bên cạnh đó, việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc sau Đại hội Đảng 18 và biểu tình phản đối chính sách khắc khổ tại Hy Lạp cũng làm tâm lý nhà đầu tư trở nên e ngại hơn.
Trong phiên 7/11, giá vàng đã bật tăng mạnh mẽ và chạm mức cao nhất trong hai tuần qua sau chiến thắng của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Mặc dù đi ngang trong phiên cuối tuần 9/11, song tính chung cả tuần qua thị trường vàng đã có một tuần tăng giá, thậm chí là tuần tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng Tám, trong bối cảnh kim loại quý được hưởng lợi lớn từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Việc ông Obama tái đắc cử là một cơ hội lớn cho vàng tăng giá, do thị trường cho rằng chính quyền Obama sẽ vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ - điều kiện lý tưởng cho sự tăng giá của vàng.
Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại về cuộc chiến chính trị trong Quốc hội Mỹ về vấn đề "vách đá tài khóa" (một chính sách cắt giảm thâm hụt ngân sách kết hợp giữa tiết giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế, nếu không có gì thay đổi thì sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2013 sắp tới) sau khi ông Obama vẫn ở lại Nhà Trắng, cũng đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ, đồng USD và vàng.
Theo giới phân tích, các biện pháp như vậy sẽ đẩy nước Mỹ rơi trở lại suy thoái, và khi đó, vàng sẽ nổi lên như một "thiên đường". Cùng với sự lún sâu của cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone, sức hấp dẫn của vàng càng thêm lấp lánh.
Sức tăng của vàng trong tuần qua còn có thêm cả yếu tố Trung Quốc, khi theo các số liệu thống kê chính thức mới nhất, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10/2012 đã tăng mạnh hơn dự báo, sản lượng công nghiệp cũng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự kiến trước đó, trong khi đầu tư của chính phủ tăng 20% trong 10 tháng đầu năm 2012.
Những con số này cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã "hạ cánh mềm" và đang trên đường hồi phục sau 7 quý liên tiếp tăng trưởng chậm lại. Lạm phát của Trung Quốc trong tháng 10 cũng đã chậm lại (chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 1,9% của tháng 9) và hiện đang chạy với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm - nhân tố tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh tiếp tục nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Theo Thomson Reuters GFMS, nhu cầu vàng của Trung Quốc trong năm nay ước tăng 1% lên mức cao kỷ lục khoảng 860 tấn.
Căng thẳng Mỹ-Iran có xu hướng leo thang cũng là một tác nhân hỗ trợ giá vàng.
Đóng cửa phiên cuối tuần 9/11 trên thị trường Niu Yoóc, giá vàng giao ngay tăng 0,1%, lên khép tuần ở mức 1.731,09 USD/ounce sau khi trong phiên đã có lúc leo lên 1.738,66 USD/ounce - mức cao nhất trong 3 tuần qua.
Về mặt kỹ thuật, giá vàng hiện đã cán ngưỡng cản quan trọng gần 1.740 USD/ounce. Tính chung cả tuần, vàng tăng được 3,2%, ghi dấu mức tăng tuần lớn nhất trong 11 tuần qua, kể từ tuần cuối cùng của tháng Tám. Trên thị trường vàng kỳ hạn COMEX, giá vàng giao tháng 12/2012 cũng kết thúc tuần tăng 4,90 USD so với phiên trước lên 1.730,90 USD/ounce.
Còn tại thị trường London, giá vàng khép tuần cũng nhảy lên 1.738,25 USD/ounce, cao hơn mức khép lại của cuối tuần trước nữa là 1.685 USD/ounce.
Một số chuyên gia dự báo giá vàng có thể sẽ quay lại mức 1.800 USD/ounce từ nay đến cuối năm và trước mắt, thị trường vàng sẽ diễn biến sôi động đẩy giá kim loại quý này lên cao trong những ngày tới. Còn trong một báo cáo mới nhất, Ngân hàng ANZ đã đưa ra dự báo giá vàng sẽ kết thúc năm 2012 ở mức 1.780 USD/ounce và đạt mức cao khoảng 1.890 USD/ounce vào cuối năm 2013./.
Thùy Chi (TTXVN)