Bạn đang phải làm việc thì bất ngờ nhận được tin nhắn sẽ có khách tới ăn tối cùng. Chẳng vấn đề gì cả. Các thiết bị thông minh sẽ giúp đỡ bạn giải quyết khó khăn.
Trong thế giới tràn ngập các thiết bị sáng tạo được giới thiệu tuần này tại Hội chợ Điện tử Tiêu dùng (CES) tổ chức ở Las Vegas, người ta đã vẽ ra viễn cảnh bạn rút ra chiếc điện thoại thông minh khi đang đi xe buýt hoặc tàu điện về nhà, tiếp đó bạn dùng một cần điều khiển ảo để điều khiển một rô bốt hút bụi có trang bị camera thu hình đi lau dọn vòng khách. Bạn cũng kích hoạt chiếc loa trên rô bốt để đuổi con chó đang nằm ườn trên đi văng
Tiếp đó bạn chuyển qua một ứng dụng khác trên điện thoai di động, cho phép tủ lạnh của bạn so sánh công thức món ăn và lượng thực phẩm đang chứa bên trong, trước khi nó gửi tới một tin nhắn báo rằng bạn đã hết sữa dự trữ.
Một khi quyết định mình sẽ nấu món gì, bạn sẽ ra lệnh cho tủ lạnh và tới lượt nó sẽ yêu cầu lò nướng bắt đầu tăng nhiệt chuẩn bị, dựa trên công thức bạn đã lựa chọn.
Các rôbốt lau nhà, tủ lạnh và lò nước được đem ra giới thiệu tại hội chợ CES năm nay có thể làm tất cả những việc trên và hơn thế.
"Các thiết bị thông minh, mới chỉ là những giấc mơ xa xôi cách đây mấy năm, đang dần trở thành hiện thực" - John Taylor, phó chủ tịch LG Electronics USA nhận xét.
Tập đoàn LG của Hàn Quốc đang dẫn đầu lĩnh vực này, vốn không chỉ tích hợp kết nối Wi-Fi vào các thiết bị để cho phép chúng có khả năng giao tiếp, mà còn sử dụng cơ chế giám sát năng lượng theo thời gian thực để tiết kiệm chi phí dùng điện.
"Năm ngoái, đã có rất nhiều câu hỏi liên quan tới việc khi nào các thiết bị thông minh này xuất hiện" - Kevin Messner, phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất Thiết bị gia đình (AHAM) cho biết.
"So với năm ngoái, những tiến triển chúng tôi đạt được trên các thiết bị thông minh thật vô cùng kinh ngạc" - ông nói.
Một chiếc tủ lạnh nằm tại bốt thông tin của LG tại CES có một màn hình cảm ứng ở phía trước mặt với chức năng "quản lý thực phẩm", trong đó cung cấp một danh mục những thứ nó chứa bên trong, chúng nằm ở đâu, như nước cam ở cửa bên trái, và thời hạn sử dụng của thực phẩm.
Người dùng tạo danh mục bên trong tủ lạnh chỉ thông qua việc dùng điện thoại thông minh chụp ảnh hóa đơn của của hàng rồi gửi nó tới tủ lạnh, hoặc họ có thể dùng máy quét mã vạch của từng loại thực phẩm.
Một chiếc tủ lạnh khác do đối thủ của LG là Samsung tung ra sẽ cho phép bạn mua sắm tại một số cửa hàng nhất định, thông qua việc dùng màn hình cảm ứng để kéo, thả các biểu tượng thực phẩm, như táo, trứng, vào giỏ mua hàng và chờ để chúng được đưa tới tận nhà.
Dịch vụ này hiện chỉ xuất hiện ở Hàn Quốc.
Một rô bốt lau sàn tới từ tập đoàn LG được trang bị tới 3 camera ghi hình và người dùng có thể dùng điện thoại thông minh để điều khiển nó. Họ cũng có thể kích hoạt hệ thống loa trên nó để đuổi khó đang nằm trên ghế ở phòng khác.
Warwick Stirling, giám đốc toàn cầu phụ trách năng lượng và phát triển bền vững của công ty Whirlpool, cho biết thiết bị thông minh chỉ là một phần của khái niệm "ngôi nhà được kết nối."
"Tôi xem các thiết bị này như một cách để khiến chuyện phải làm các việc vặt trong nhà trở nên đơn giản hơn, qua đó giúp đơn giản hóa cuộc sống của họ" - Stirling nói - "Nhưng xu hướng này không có nghĩa ai đó sẽ kết bạn với chiếc tủ lạnh của họ trên mạng Facebook. Và tôi cũng không nghĩ rằng ai đó sẽ sử dụng mạng xã hội Facebook từ chiếc tủ lạnh của họ.
"Tôi cho rằng thiết bị thông minh vẫn đang còn trong giai đoạn trứng nước" - Stirling nói - "Tôi đánh giá nó sẽ trở thành hiện thực trong năm nay và dần lớn lên theo thời gian.
Taylor cho biết trong khi LG "thực sự lạc quan về tương lai của các thiết bị thông minh", chúng có nhược điểm là đắt hơn nhiều và "hiển nhiên sẽ không phải là các sản phẩm chính trên thị trường" trong thời gian trước mắt.
"Có một mức độ nhất định những người tiêu dùng muốn có được các sản phẩm mới nhất, tuyệt vời nhất và họ sẽ bị thu hút bởi các đặc điểm thông minh mới" - ông nói.
Jon Van Dore, giám đốc phát triển sản phẩm cao cấp của công ty Haier, Trung Quốc, nói rằng sự thay đổi nhanh về công nghệ đã mang tới các thách thức đặc biệt cho nhiều nhà sản xuất thiết bị gia đình, với mỗi sản phẩm tạo ra thường có vòng đời rất dài trước khi bị thay thế.
"Công nghệ có tuổi thọ chỉ từ 1-2 năm" - Van Dore nói - "Trong khi sản phẩm của chúng tôi có vòng đời kéo dài từ 10-20 năm."
Theo ông, các thiết bị thông minh và có kết nối Wi-Fi sẽ là làn sóng của tương lai. Nhưng ông cũng dẫn ra một câu chuyện cảnh báo về một nhà sản xuất đối thủ, từng giới thiệu tủ lạnh có màn hình cảm ứng cách nay 1 thập kỷ.
"Chiếc tủ lạnh đó lập tức lỗi thời chỉ sau có 6 tháng" - ông nói - "Tới giờ nó vẫn là một chiếc tủ lạnh tốt, nhưng lại sử dụng công nghệ đã quá cũ."/.
Trong thế giới tràn ngập các thiết bị sáng tạo được giới thiệu tuần này tại Hội chợ Điện tử Tiêu dùng (CES) tổ chức ở Las Vegas, người ta đã vẽ ra viễn cảnh bạn rút ra chiếc điện thoại thông minh khi đang đi xe buýt hoặc tàu điện về nhà, tiếp đó bạn dùng một cần điều khiển ảo để điều khiển một rô bốt hút bụi có trang bị camera thu hình đi lau dọn vòng khách. Bạn cũng kích hoạt chiếc loa trên rô bốt để đuổi con chó đang nằm ườn trên đi văng
Tiếp đó bạn chuyển qua một ứng dụng khác trên điện thoai di động, cho phép tủ lạnh của bạn so sánh công thức món ăn và lượng thực phẩm đang chứa bên trong, trước khi nó gửi tới một tin nhắn báo rằng bạn đã hết sữa dự trữ.
Một khi quyết định mình sẽ nấu món gì, bạn sẽ ra lệnh cho tủ lạnh và tới lượt nó sẽ yêu cầu lò nướng bắt đầu tăng nhiệt chuẩn bị, dựa trên công thức bạn đã lựa chọn.
Các rôbốt lau nhà, tủ lạnh và lò nước được đem ra giới thiệu tại hội chợ CES năm nay có thể làm tất cả những việc trên và hơn thế.
"Các thiết bị thông minh, mới chỉ là những giấc mơ xa xôi cách đây mấy năm, đang dần trở thành hiện thực" - John Taylor, phó chủ tịch LG Electronics USA nhận xét.
Tập đoàn LG của Hàn Quốc đang dẫn đầu lĩnh vực này, vốn không chỉ tích hợp kết nối Wi-Fi vào các thiết bị để cho phép chúng có khả năng giao tiếp, mà còn sử dụng cơ chế giám sát năng lượng theo thời gian thực để tiết kiệm chi phí dùng điện.
"Năm ngoái, đã có rất nhiều câu hỏi liên quan tới việc khi nào các thiết bị thông minh này xuất hiện" - Kevin Messner, phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất Thiết bị gia đình (AHAM) cho biết.
"So với năm ngoái, những tiến triển chúng tôi đạt được trên các thiết bị thông minh thật vô cùng kinh ngạc" - ông nói.
Một chiếc tủ lạnh nằm tại bốt thông tin của LG tại CES có một màn hình cảm ứng ở phía trước mặt với chức năng "quản lý thực phẩm", trong đó cung cấp một danh mục những thứ nó chứa bên trong, chúng nằm ở đâu, như nước cam ở cửa bên trái, và thời hạn sử dụng của thực phẩm.
Người dùng tạo danh mục bên trong tủ lạnh chỉ thông qua việc dùng điện thoại thông minh chụp ảnh hóa đơn của của hàng rồi gửi nó tới tủ lạnh, hoặc họ có thể dùng máy quét mã vạch của từng loại thực phẩm.
Một chiếc tủ lạnh khác do đối thủ của LG là Samsung tung ra sẽ cho phép bạn mua sắm tại một số cửa hàng nhất định, thông qua việc dùng màn hình cảm ứng để kéo, thả các biểu tượng thực phẩm, như táo, trứng, vào giỏ mua hàng và chờ để chúng được đưa tới tận nhà.
Dịch vụ này hiện chỉ xuất hiện ở Hàn Quốc.
Một rô bốt lau sàn tới từ tập đoàn LG được trang bị tới 3 camera ghi hình và người dùng có thể dùng điện thoại thông minh để điều khiển nó. Họ cũng có thể kích hoạt hệ thống loa trên nó để đuổi khó đang nằm trên ghế ở phòng khác.
Warwick Stirling, giám đốc toàn cầu phụ trách năng lượng và phát triển bền vững của công ty Whirlpool, cho biết thiết bị thông minh chỉ là một phần của khái niệm "ngôi nhà được kết nối."
"Tôi xem các thiết bị này như một cách để khiến chuyện phải làm các việc vặt trong nhà trở nên đơn giản hơn, qua đó giúp đơn giản hóa cuộc sống của họ" - Stirling nói - "Nhưng xu hướng này không có nghĩa ai đó sẽ kết bạn với chiếc tủ lạnh của họ trên mạng Facebook. Và tôi cũng không nghĩ rằng ai đó sẽ sử dụng mạng xã hội Facebook từ chiếc tủ lạnh của họ.
"Tôi cho rằng thiết bị thông minh vẫn đang còn trong giai đoạn trứng nước" - Stirling nói - "Tôi đánh giá nó sẽ trở thành hiện thực trong năm nay và dần lớn lên theo thời gian.
Taylor cho biết trong khi LG "thực sự lạc quan về tương lai của các thiết bị thông minh", chúng có nhược điểm là đắt hơn nhiều và "hiển nhiên sẽ không phải là các sản phẩm chính trên thị trường" trong thời gian trước mắt.
"Có một mức độ nhất định những người tiêu dùng muốn có được các sản phẩm mới nhất, tuyệt vời nhất và họ sẽ bị thu hút bởi các đặc điểm thông minh mới" - ông nói.
Jon Van Dore, giám đốc phát triển sản phẩm cao cấp của công ty Haier, Trung Quốc, nói rằng sự thay đổi nhanh về công nghệ đã mang tới các thách thức đặc biệt cho nhiều nhà sản xuất thiết bị gia đình, với mỗi sản phẩm tạo ra thường có vòng đời rất dài trước khi bị thay thế.
"Công nghệ có tuổi thọ chỉ từ 1-2 năm" - Van Dore nói - "Trong khi sản phẩm của chúng tôi có vòng đời kéo dài từ 10-20 năm."
Theo ông, các thiết bị thông minh và có kết nối Wi-Fi sẽ là làn sóng của tương lai. Nhưng ông cũng dẫn ra một câu chuyện cảnh báo về một nhà sản xuất đối thủ, từng giới thiệu tủ lạnh có màn hình cảm ứng cách nay 1 thập kỷ.
"Chiếc tủ lạnh đó lập tức lỗi thời chỉ sau có 6 tháng" - ông nói - "Tới giờ nó vẫn là một chiếc tủ lạnh tốt, nhưng lại sử dụng công nghệ đã quá cũ."/.
Gia Bảo (Vietnam+)