Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các chiến lược đổi mới với mục đích tự "nâng cấp" mình.
Đây là thông tin được công bố tại Báo cáo nghiên cứu “Trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” do Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Nhóm nghiên cứu kinh tế (DERG), Đại học Copenhagen, Đan Mạch thực hiện.
Lựa chọn chiến lược đổi mới
Cuộc khảo sát lần này đã thu hút được sự tham gia của khoảng 8.000 doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Kết quả khảo sát cho thấy cải tiến chất lượng sản phẩm chính là chiến lược đổi mới phổ biến nhất được hơn 80% số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.
Tiếp đến là vấn đề mở rộng và tăng cường đa dạng hóa sản phẩm đã được trên 50% đánh giá là quan trọng và trên 30% doanh nghiệp cho rằng việc cải tiến quy trình thực hiện cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trả lời tập trung tương đối ít vào mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới, chỉ có 2% doanh nghiệp xem xét việc chuyển đổi lĩnh vực hoạt động như là một phần của chiến lược đổi mới.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nhìn nhận con số 2% lựa chọn chuyển đổi lĩnh vực hoạt động mới cũng đã phần nào phản ánh thực tế hiện nay.
Chính những hậu quả của việc đa dạng hóa ngành nghề mà các tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện thời gian qua phần nào ảnh hưởng tới quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn giữa tập trung, chuyên môn hóa với đa dạng hóa ngành nghề.
Ông Simon McCoy, thành viên DERG cho rằng doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ công nghệ sản xuất, chế biến mới.
Việc áp dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp nâng cao năng lực và cải tiến các sản phẩm của mình. Hơn nữa, công nghệ mới thường đóng góp quan trọng trong sự phát triển của sản phẩm mới cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm hiện có.
Về các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, theo kết quả khảo sát có tới 81% doanh nghiệp cho biết đang gặp phải một số hạn chế hoặc trở ngại khi thực hiện chiến lược nâng cấp doanh nghiệp, trong đó thiếu vốn hay khó khăn trong tiếp cận tài chính được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất.
Tiếp theo là những lo ngại về mức độ cạnh tranh, hạn chế về kỹ năng như thiếu lao động có tay nghề, bí quyết kỹ thuật, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản...
Các doanh nghiệp đều cho rằng, cạnh tranh trong ngành chế biến, chế tạo là khốc liệt, thể hiện qua tỷ lệ thành lập và phá sản cao. Kết quả khảo sát cho thấy, có hơn 30% doanh nghiệp có trên 10 đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, bất kể họ đang tập trung vào thị trường trong nước hay ngoài nước.
Khoảng 35% doanh nghiệp cho rằng giá của sản phẩm là hình thức quan trọng nhất trong cạnh tranh. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất bản và in ấn, cao su và các sản phẩm nhựa, kim loại cơ bản có nhiều khả năng phải đối mặt với cạnh tranh về giá.
Doanh nghiệp FDI giúp lan tỏa công nghệ?
Báo cáo nghiên cứu phân tích tác động lan tỏa về công nghệ do cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp được coi là một tác động quan trọng có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở địa phương.
Theo đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ có thể xảy ra khi các doanh nghiệp địa phương nâng cao hiệu quả bằng cách sao chép công nghệ của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hoặc thông qua quan sát hay bằng cách thuê người lao động do các doanh nghiệp/đối thủ cạnh tranh nước ngoài đào tạo.
Tuy nhiên, ông Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM, cho rằng việc dịch chuyển lao động cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực nếu các doanh nghiệp FDI địa phương thu hút được người lao động tốt từ các đối thủ cạnh tranh của họ là doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, chính các yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng hẹn được đưa ra bởi các doanh nghiệp FDI đã gây áp lực cho doanh nghiệp trong nước nâng cấp việc quản lý sản xuất, công nghệ của mình.
Kết quả khảo sát ghi nhận việc chuyển giao công nghệ có nhiều khả năng xảy ra khi thỏa thuận hợp đồng được bảo đảm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Tuy nhiên, chỉ có dưới 10% các doanh nghiệp tham gia một cách bình thường vào các hợp đồng dài hạn (trên 3 năm) với khách hàng, trong khi đó có tới 93,5% - chiếm đại đa số các hợp đồng hiện tại có thời hạn dưới một năm.
Trong đó, chỉ có 7,5% số hợp đồng của các doanh nghiệp bao gồm chuyển giao công nghệ trực tiếp từ khách hàng cho doanh nghiệp.
Điều đáng chú ý là trong các hợp đồng liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI có nhiều yếu tố về chuyển giao công nghệ từ phía khách hàng hơn các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Hơn nữa, việc chuyển giao công nghệ trực tiếp từ khách hàng đến doanh nghiệp xảy ra nhiều hơn tại các lĩnh vực giấy và sản phẩm về giấy, máy móc và thiết bị, thiết bị vô tuyến và truyền thông.
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, trước đây chúng ta kỳ vọng nhiều vào khối doanh nghiệp FDI để có được sức lan tỏa của công nghệ. Tuy nhiên, qua thời gian kiểm chứng và dưới góc độ doanh nghiệp, có thể thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa học hỏi được nhiều từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Đây là bài học giúp chúng ta có những chính sách khuyến khích thu đầu tư phù hợp nhằm đạt được sự lan tỏa tốt về công nghệ./.
Đây là thông tin được công bố tại Báo cáo nghiên cứu “Trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” do Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Nhóm nghiên cứu kinh tế (DERG), Đại học Copenhagen, Đan Mạch thực hiện.
Lựa chọn chiến lược đổi mới
Cuộc khảo sát lần này đã thu hút được sự tham gia của khoảng 8.000 doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Kết quả khảo sát cho thấy cải tiến chất lượng sản phẩm chính là chiến lược đổi mới phổ biến nhất được hơn 80% số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.
Tiếp đến là vấn đề mở rộng và tăng cường đa dạng hóa sản phẩm đã được trên 50% đánh giá là quan trọng và trên 30% doanh nghiệp cho rằng việc cải tiến quy trình thực hiện cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trả lời tập trung tương đối ít vào mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới, chỉ có 2% doanh nghiệp xem xét việc chuyển đổi lĩnh vực hoạt động như là một phần của chiến lược đổi mới.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nhìn nhận con số 2% lựa chọn chuyển đổi lĩnh vực hoạt động mới cũng đã phần nào phản ánh thực tế hiện nay.
Chính những hậu quả của việc đa dạng hóa ngành nghề mà các tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện thời gian qua phần nào ảnh hưởng tới quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn giữa tập trung, chuyên môn hóa với đa dạng hóa ngành nghề.
Ông Simon McCoy, thành viên DERG cho rằng doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ công nghệ sản xuất, chế biến mới.
Việc áp dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp nâng cao năng lực và cải tiến các sản phẩm của mình. Hơn nữa, công nghệ mới thường đóng góp quan trọng trong sự phát triển của sản phẩm mới cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm hiện có.
Về các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, theo kết quả khảo sát có tới 81% doanh nghiệp cho biết đang gặp phải một số hạn chế hoặc trở ngại khi thực hiện chiến lược nâng cấp doanh nghiệp, trong đó thiếu vốn hay khó khăn trong tiếp cận tài chính được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất.
Tiếp theo là những lo ngại về mức độ cạnh tranh, hạn chế về kỹ năng như thiếu lao động có tay nghề, bí quyết kỹ thuật, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản...
Các doanh nghiệp đều cho rằng, cạnh tranh trong ngành chế biến, chế tạo là khốc liệt, thể hiện qua tỷ lệ thành lập và phá sản cao. Kết quả khảo sát cho thấy, có hơn 30% doanh nghiệp có trên 10 đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, bất kể họ đang tập trung vào thị trường trong nước hay ngoài nước.
Khoảng 35% doanh nghiệp cho rằng giá của sản phẩm là hình thức quan trọng nhất trong cạnh tranh. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất bản và in ấn, cao su và các sản phẩm nhựa, kim loại cơ bản có nhiều khả năng phải đối mặt với cạnh tranh về giá.
Doanh nghiệp FDI giúp lan tỏa công nghệ?
Báo cáo nghiên cứu phân tích tác động lan tỏa về công nghệ do cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp được coi là một tác động quan trọng có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở địa phương.
Theo đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ có thể xảy ra khi các doanh nghiệp địa phương nâng cao hiệu quả bằng cách sao chép công nghệ của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hoặc thông qua quan sát hay bằng cách thuê người lao động do các doanh nghiệp/đối thủ cạnh tranh nước ngoài đào tạo.
Tuy nhiên, ông Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM, cho rằng việc dịch chuyển lao động cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực nếu các doanh nghiệp FDI địa phương thu hút được người lao động tốt từ các đối thủ cạnh tranh của họ là doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, chính các yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng hẹn được đưa ra bởi các doanh nghiệp FDI đã gây áp lực cho doanh nghiệp trong nước nâng cấp việc quản lý sản xuất, công nghệ của mình.
Kết quả khảo sát ghi nhận việc chuyển giao công nghệ có nhiều khả năng xảy ra khi thỏa thuận hợp đồng được bảo đảm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Tuy nhiên, chỉ có dưới 10% các doanh nghiệp tham gia một cách bình thường vào các hợp đồng dài hạn (trên 3 năm) với khách hàng, trong khi đó có tới 93,5% - chiếm đại đa số các hợp đồng hiện tại có thời hạn dưới một năm.
Trong đó, chỉ có 7,5% số hợp đồng của các doanh nghiệp bao gồm chuyển giao công nghệ trực tiếp từ khách hàng cho doanh nghiệp.
Điều đáng chú ý là trong các hợp đồng liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI có nhiều yếu tố về chuyển giao công nghệ từ phía khách hàng hơn các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Hơn nữa, việc chuyển giao công nghệ trực tiếp từ khách hàng đến doanh nghiệp xảy ra nhiều hơn tại các lĩnh vực giấy và sản phẩm về giấy, máy móc và thiết bị, thiết bị vô tuyến và truyền thông.
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, trước đây chúng ta kỳ vọng nhiều vào khối doanh nghiệp FDI để có được sức lan tỏa của công nghệ. Tuy nhiên, qua thời gian kiểm chứng và dưới góc độ doanh nghiệp, có thể thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa học hỏi được nhiều từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Đây là bài học giúp chúng ta có những chính sách khuyến khích thu đầu tư phù hợp nhằm đạt được sự lan tỏa tốt về công nghệ./.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)