Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi ngày 30/9 đã đến thủ đô Ankara trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, và có bài phát biểu tại quốc hội nước này.
Chuyến thăm chỉ kéo dài một ngày, hai bên đã trao đổi biện pháp tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm đến đầu tư và du lịch.
Hai bên đều muốn hướng vào cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân để xây dựng các dự án liên doanh và thúc đẩy đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ tại Ai Cập, với hy vọng sẽ làm sống lại Khu công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ được hình thành tại Ai Cập trước khi chế độ Hosni Mubarak sụp đổ.
Ngoài ra, dự án "Damietta" của Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may của Ai Cập, với số vốn 250 triệu USD, sẽ sớm được khai trương.
Ai Cập muốn học hỏi kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ để phát triển nền kinh tế quốc gia. Chính phủ Ai Cập đã thông qua việc mở đường vận tải biển với Thổ Nhĩ Kỳ để tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và quá cảnh Ai Cập.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẵn sàng hợp tác để thúc đẩy phát triển kinh tế Ai Cập, dự kiến hỗ trợ Ai Cập 2 tỷ USD để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Quan hệ thương mại Ai Cập-Thổ Nhĩ Kỳ đã có bước phát triển trong những năm qua, sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước có hiệu lực từ ngày 3/1/2007, góp phần vào việc củng cố trao đổi thương mại song phương đạt gần 3 tỷ USD năm 2010.
Trong bài phát biểu tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Morsi cam kết ủng hộ người dân Palestine, song cho biết Ai Cập cùng quan điểm với Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc khủng hoảng tại Syria hiện nay, kêu gọi chấm dứt ủng hộ chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad.
Về phần mình, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chia sẻ quan điểm của Tổng thống Ai Cập về ủng hộ Palestine, nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thỏa hiệp với Israel chừng nào Israel còn phong tỏa Dải Gaza.
Ông Erdogan cũng yêu cầu Tel Aviv đưa ra lời xin lỗi về vụ quân đội Israel tấn công tàu Thổ Nhĩ Kỳ chở hàng nhân đạo cho người dân Palestine ở Gaza năm 2010, làm chín người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng./.
Chuyến thăm chỉ kéo dài một ngày, hai bên đã trao đổi biện pháp tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm đến đầu tư và du lịch.
Hai bên đều muốn hướng vào cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân để xây dựng các dự án liên doanh và thúc đẩy đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ tại Ai Cập, với hy vọng sẽ làm sống lại Khu công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ được hình thành tại Ai Cập trước khi chế độ Hosni Mubarak sụp đổ.
Ngoài ra, dự án "Damietta" của Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may của Ai Cập, với số vốn 250 triệu USD, sẽ sớm được khai trương.
Ai Cập muốn học hỏi kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ để phát triển nền kinh tế quốc gia. Chính phủ Ai Cập đã thông qua việc mở đường vận tải biển với Thổ Nhĩ Kỳ để tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và quá cảnh Ai Cập.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẵn sàng hợp tác để thúc đẩy phát triển kinh tế Ai Cập, dự kiến hỗ trợ Ai Cập 2 tỷ USD để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Quan hệ thương mại Ai Cập-Thổ Nhĩ Kỳ đã có bước phát triển trong những năm qua, sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước có hiệu lực từ ngày 3/1/2007, góp phần vào việc củng cố trao đổi thương mại song phương đạt gần 3 tỷ USD năm 2010.
Trong bài phát biểu tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Morsi cam kết ủng hộ người dân Palestine, song cho biết Ai Cập cùng quan điểm với Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc khủng hoảng tại Syria hiện nay, kêu gọi chấm dứt ủng hộ chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad.
Về phần mình, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chia sẻ quan điểm của Tổng thống Ai Cập về ủng hộ Palestine, nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thỏa hiệp với Israel chừng nào Israel còn phong tỏa Dải Gaza.
Ông Erdogan cũng yêu cầu Tel Aviv đưa ra lời xin lỗi về vụ quân đội Israel tấn công tàu Thổ Nhĩ Kỳ chở hàng nhân đạo cho người dân Palestine ở Gaza năm 2010, làm chín người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng./.
(TTXVN)