Tuy chưa có con số thống kê chính xác, song theo Ủy ban Nhân dân huyện Di Linh, Lâm Đồng, hàng chục nghìn hécta càphê trên địa bàn huyện bị thiệt hại nặng do những bất thường của thời tiết khiến cho hoa càphê bị khô, rụng với tỷ lệ rất cao.
Di Linh là vùng chuyên canh cây càphê lớn nhất ở Lâm Đồng với tổng diện tích càphê lên đến hơn 45.000ha. Theo Ủy ban Nhân dân Di Linh, khoảng 30% diện tích càphê này đã bị thiệt hại và mức thiệt hại chung không dưới 40%.
Xã Tân Nghĩa - một trong những vùng bị thiệt hại nặng nhất, hiện có hơn 2.000ha càphê bị thiệt hại từ 40-90%, thậm chí có vườn càphê gần như chỉ còn cây mà không còn hoa, quả non… vì hoa đã bị khô, rụng toàn bộ. Theo nông dân trồng càphê, hoa càphê bị khô, rụng do bị sương muối.
Trong khi đó, Ủy ban Nhân dân huyện Di Linh cho biết, qua khảo sát ban đầu cho thấy chính sự dao động quá cao biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng này khiến cho cây càphê không thể duy trì sự sinh trưởng bình thường, từ đó hoa bị khô rụng hàng loạt.
Do bị thiệt hại, ước tính sản lượng càphê nhân của huyện Di Linh trong niên vụ tới sẽ giảm khoảng 15.000 tấn.
Ông Lê Viết Phú, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Di Linh cho biết huyện đang thống kê cụ thể diện tích bị thiệt hại cũng như mức thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ nhằm giảm bớt phần nào thiệt hại cho nông dân./.
Di Linh là vùng chuyên canh cây càphê lớn nhất ở Lâm Đồng với tổng diện tích càphê lên đến hơn 45.000ha. Theo Ủy ban Nhân dân Di Linh, khoảng 30% diện tích càphê này đã bị thiệt hại và mức thiệt hại chung không dưới 40%.
Xã Tân Nghĩa - một trong những vùng bị thiệt hại nặng nhất, hiện có hơn 2.000ha càphê bị thiệt hại từ 40-90%, thậm chí có vườn càphê gần như chỉ còn cây mà không còn hoa, quả non… vì hoa đã bị khô, rụng toàn bộ. Theo nông dân trồng càphê, hoa càphê bị khô, rụng do bị sương muối.
Trong khi đó, Ủy ban Nhân dân huyện Di Linh cho biết, qua khảo sát ban đầu cho thấy chính sự dao động quá cao biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng này khiến cho cây càphê không thể duy trì sự sinh trưởng bình thường, từ đó hoa bị khô rụng hàng loạt.
Do bị thiệt hại, ước tính sản lượng càphê nhân của huyện Di Linh trong niên vụ tới sẽ giảm khoảng 15.000 tấn.
Ông Lê Viết Phú, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Di Linh cho biết huyện đang thống kê cụ thể diện tích bị thiệt hại cũng như mức thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ nhằm giảm bớt phần nào thiệt hại cho nông dân./.
Phan Văn Đông (TTXVN/Vietnam+)