Ngày 23/8, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện doanh nghiệp Hoàng Hải do Nguyễn Hữu Vĩ, sinh năm 1973 làm chủ, trong kho đông lạnh chứa 12 tấn lòng lợn không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, bốc mùi nồng nặc, có dấu hiệu phân hủy được lưu trữ từ nhiều tháng nay.
Toàn bộ số thực phẩm trên không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chủ doanh nghiệp Hoàng Hải khai số hàng hóa này được thu mua từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, rồi mang về sơ chế và bán ra thị trường.
Cùng ngày các đơn vị chức năng cũng phát hiện doanh nghiệp Đông Loan, do ông Nguyễn Văn Đông, sinh năm 1980 làm chủ cho thấy trong kho đông lạnh chứa khoảng 1 tấn sản phẩm động vật, không bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ quan Công an đã thực hiện niêm phong toàn bộ kho lưu trữ của hai doanh nghiệp trên, đồng thời phối hợp với ngành thú y tỉnh lấy mẫu kiểm dịch chất lượng sản phẩm để xử lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Đây là hai cơ sở tư nhân chuyên sơ chế sản phẩm từ động vật đóng trên địa bàn thôn Thọ Đức, xã Tam Đa (Yên Phong) đều phát hiện có sai phạm nghiêm trọng về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hai vụ vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm trên do Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời.
Cũng liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, gần 3 tấn mứt đặc sản (chủ yếu là khoai lang dẻo, mơ dòn, khoai lang sâm...) không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì chỉ có nhãn mác bằng chữ Trung Quốc, vừa bị Công an thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp với lực lượng chức năng tịch thu và tiêu hủy.
Thông tin từ Công an thành phố Đà Lạt cho biết, đây là số mứt được hàng chục cơ sở kinh doanh, sản xuất hàng đặc sản trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhập về dự trữ rồi đóng gói lại bao bì để làm giả thành đặc sản Đà Lạt. Sau đó, số đặc sản mạo danh trên được các cơ sở này cung cấp cho một số đầu mối, bán lại cho du khách với giá cao. Khi bị đoàn liên ngành đến kiểm tra, các cơ sở này đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Liên quan đến công tác quản lý mặt hàng đặc sản Đà Lạt, vào cuối tháng Bảy vừa qua, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện và tịch thu 1,4 tấn mứt Trung Quốc các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ được một cơ sở trên đường Nguyên Tử Lực (phường 8, Đà Lạt) dự trữ.
Trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt liên tục kiểm tra và phát hiện hàng chục cơ sở vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng đặc sản. Đoàn kiểm tra đã phát hiện tổng cộng 91 cơ sở vi phạm về các hành vi kinh doanh hàng lậu, vi phạm về nhãn hàng hóa, không công bố chất lượng hàng hóa, không có giấy phép kinh doanh rượu... Trên cơ sở đó ngành chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 38 vụ với tổng số tiền trên 100 triệu đồng. Số vụ còn lại đang được Công an thành phố Đà Lạt tổng hợp hồ sơ, tham mưu xử lý theo quy định./.
Toàn bộ số thực phẩm trên không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chủ doanh nghiệp Hoàng Hải khai số hàng hóa này được thu mua từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, rồi mang về sơ chế và bán ra thị trường.
Cùng ngày các đơn vị chức năng cũng phát hiện doanh nghiệp Đông Loan, do ông Nguyễn Văn Đông, sinh năm 1980 làm chủ cho thấy trong kho đông lạnh chứa khoảng 1 tấn sản phẩm động vật, không bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ quan Công an đã thực hiện niêm phong toàn bộ kho lưu trữ của hai doanh nghiệp trên, đồng thời phối hợp với ngành thú y tỉnh lấy mẫu kiểm dịch chất lượng sản phẩm để xử lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Đây là hai cơ sở tư nhân chuyên sơ chế sản phẩm từ động vật đóng trên địa bàn thôn Thọ Đức, xã Tam Đa (Yên Phong) đều phát hiện có sai phạm nghiêm trọng về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hai vụ vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm trên do Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời.
Cũng liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, gần 3 tấn mứt đặc sản (chủ yếu là khoai lang dẻo, mơ dòn, khoai lang sâm...) không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì chỉ có nhãn mác bằng chữ Trung Quốc, vừa bị Công an thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp với lực lượng chức năng tịch thu và tiêu hủy.
Thông tin từ Công an thành phố Đà Lạt cho biết, đây là số mứt được hàng chục cơ sở kinh doanh, sản xuất hàng đặc sản trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhập về dự trữ rồi đóng gói lại bao bì để làm giả thành đặc sản Đà Lạt. Sau đó, số đặc sản mạo danh trên được các cơ sở này cung cấp cho một số đầu mối, bán lại cho du khách với giá cao. Khi bị đoàn liên ngành đến kiểm tra, các cơ sở này đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Liên quan đến công tác quản lý mặt hàng đặc sản Đà Lạt, vào cuối tháng Bảy vừa qua, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện và tịch thu 1,4 tấn mứt Trung Quốc các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ được một cơ sở trên đường Nguyên Tử Lực (phường 8, Đà Lạt) dự trữ.
Trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt liên tục kiểm tra và phát hiện hàng chục cơ sở vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng đặc sản. Đoàn kiểm tra đã phát hiện tổng cộng 91 cơ sở vi phạm về các hành vi kinh doanh hàng lậu, vi phạm về nhãn hàng hóa, không công bố chất lượng hàng hóa, không có giấy phép kinh doanh rượu... Trên cơ sở đó ngành chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 38 vụ với tổng số tiền trên 100 triệu đồng. Số vụ còn lại đang được Công an thành phố Đà Lạt tổng hợp hồ sơ, tham mưu xử lý theo quy định./.
Nhóm PV (TTXVN)