Thủ tướng đánh trống khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2018

Lễ hội Tràng An năm 2018 có chủ đề "Tràng An kết nối di sản" được tổ chức với quy mô lớn hơn những năm trước, đúng vào dịp tỉnh Ninh Bình tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt.
Thủ tướng đánh trống khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2018 ảnh 1Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai hội Tràng An năm 2018. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Ngày 29/4, tại Quần thể Danh thắng Tràng An, Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và đánh trống khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2018.

Lễ hội Tràng An năm 2018 có chủ đề "Tràng An kết nối di sản" được tổ chức với quy mô lớn hơn những năm trước, đúng vào dịp tỉnh Ninh Bình tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1.050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước độc lập tự chủ đầu tiên của dân tộc sau 1.000 năm Bắc thuộc.

Lễ hội Tràng An diễn ra hàng năm nhằm tưởng nhớ và tri ân Thánh Quý Minh Đại Vương cùng các bậc tiên hiền có công với quốc gia, dân tộc; là biểu hiện rõ nét của tín ngưỡng thờ thần - một trong những nét sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

[Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 1.050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt]

Lễ hội cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn," tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc với cuội nguồn, tổ tiên; cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người hạnh phúc.

Quần thể danh thắng Tràng An được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Nơi đây hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ.

Tham dự lễ hội Tràng An, các đại biểu và du khách thập phương được trải nhiệm từng cung bậc cảm xúc, tận hưởng vẻ đẹp thuần khiết và tinh túy, tự hào với những nét vàng son của lịch sử in đậm trong thế núi, dáng sông ở buổi đầu dựng nước.

Chương trình nghệ thuật "Tràng An kết nối di sản" tại lễ khai mạc cũng đã mang đến cho công chúng những tiết mục văn nghệ đặc sắc từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước và các nước trong khối ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore.../.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.