Ngày 26/6 tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sơ kết sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn khi giá cá tra xuống thấp làm ảnh hưởng đến người nuôi và tình trạng cần vốn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Tổng cục thuỷ sản đến ngày 15/6/2012, sản lượng giống toàn vùng ước đạt 1,5 tỷ con cá giống cơ bản đáp ứng nhu cầu thả nuôi của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích thả nuôi 4.541 ha, thu hoạch được 533.352 tấn, năng suất bình quân 265,2 tấn/ha.
Tính đến tháng 5/2012 giá trị xuất khẩu đạt trên 700 triệu USD tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2011 và chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Hiện nay vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 136 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, trong đó có 64 công ty chế biến, 72 công ty thương mại.
Người nuôi cá tra hiện nay đầu tư nguồn vốn rất lớn từ 6-8 tỷ đồng/ha nuôi cá tra nên rất cần nguồn vốn vay từ ngân hàng. Việc các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp khó khăn về vốn nên chủ yếu tiêu thụ nguồn cá do doanh nghiệp tự nuôi và cá của các hộ nuôi gia công chiếm hơn 50%, còn các hộ nuôi độc lập khó tiêu thụ cá làm cho giá thu mua giảm mạnh.
Một mặt giá nguyên liệu đầu vào tăng (giá thức ăn tăng 500-1.000 đồng/kg; thuốc thú y tăng 10-15%; chi phí tăng; nguyên liệu, nhiên liệu tăng), tình trạng bán phá giá lẫn nhau, tổ chức xuất khẩu bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng cùng một thị trường nhập khẩu nhưng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chào bán, phá giá lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh.
Vấn đề thống kê và dự báo trong sản xuất và tiêu thụ cá tra còn hạn chế nên sản xuất chưa thực sự gắn với thị trường, chương trình quảng cáo và xúc tiến thương mại chưa đủ mạnh để truyền tải thông tin kịp thời và chính xác đến khách hàng tiêu dùng trong và ngoài nước… làm giá cá tra sụt giảm ảnh hưởng đến người chăn nuôi và chế biến cá tra.
Phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, nghề nuôi và chế biến cá tra gặp nhiều khó khăn nhưng người nuôi và doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long cố gắng nỗ lực phát triển tăng về số lượng.
Theo Bộ trưởng, giải quyết vấn đề nóng hiện nay là về giá cá tra sụt giảm, do sản xuất cá nguyên liệu tăng quá nhanh cần sự vào cuộc nhanh hơn, quyết liệt hơn, trước mắt giúp doanh nghiệp có vốn mua cá của nông dân. Ngân hàng ưu tiên giúp doanh nghiệp, người nuôi có nguồn vốn thực sự đầu tư vào con cá tra, nên điều chỉnh vùng nuôi, điều hành xuất khẩu, chống tình trạng bán phá giá.
Bộ trưởng đề nghị không chỉ thống nhất về giá mà còn phối hợp sản xuất chất lượng, uy tín, chống gian lận thương mại, nỗ lực xúc tiến thương mại, rà soát chỉ đạo sản xuất cá tra theo quy hoạch, kiểm tra vật tư, con giống, thức ăn; tổ chức phát triển nuôi chế biến, tiêu thụ cá tra bền vững, cần có phương án là các doanh nghiệp cùng chính phủ giúp mở rộng thị trường quốc tế./.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Tổng cục thuỷ sản đến ngày 15/6/2012, sản lượng giống toàn vùng ước đạt 1,5 tỷ con cá giống cơ bản đáp ứng nhu cầu thả nuôi của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích thả nuôi 4.541 ha, thu hoạch được 533.352 tấn, năng suất bình quân 265,2 tấn/ha.
Tính đến tháng 5/2012 giá trị xuất khẩu đạt trên 700 triệu USD tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2011 và chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Hiện nay vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 136 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, trong đó có 64 công ty chế biến, 72 công ty thương mại.
Người nuôi cá tra hiện nay đầu tư nguồn vốn rất lớn từ 6-8 tỷ đồng/ha nuôi cá tra nên rất cần nguồn vốn vay từ ngân hàng. Việc các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp khó khăn về vốn nên chủ yếu tiêu thụ nguồn cá do doanh nghiệp tự nuôi và cá của các hộ nuôi gia công chiếm hơn 50%, còn các hộ nuôi độc lập khó tiêu thụ cá làm cho giá thu mua giảm mạnh.
Một mặt giá nguyên liệu đầu vào tăng (giá thức ăn tăng 500-1.000 đồng/kg; thuốc thú y tăng 10-15%; chi phí tăng; nguyên liệu, nhiên liệu tăng), tình trạng bán phá giá lẫn nhau, tổ chức xuất khẩu bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng cùng một thị trường nhập khẩu nhưng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chào bán, phá giá lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh.
Vấn đề thống kê và dự báo trong sản xuất và tiêu thụ cá tra còn hạn chế nên sản xuất chưa thực sự gắn với thị trường, chương trình quảng cáo và xúc tiến thương mại chưa đủ mạnh để truyền tải thông tin kịp thời và chính xác đến khách hàng tiêu dùng trong và ngoài nước… làm giá cá tra sụt giảm ảnh hưởng đến người chăn nuôi và chế biến cá tra.
Phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, nghề nuôi và chế biến cá tra gặp nhiều khó khăn nhưng người nuôi và doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long cố gắng nỗ lực phát triển tăng về số lượng.
Theo Bộ trưởng, giải quyết vấn đề nóng hiện nay là về giá cá tra sụt giảm, do sản xuất cá nguyên liệu tăng quá nhanh cần sự vào cuộc nhanh hơn, quyết liệt hơn, trước mắt giúp doanh nghiệp có vốn mua cá của nông dân. Ngân hàng ưu tiên giúp doanh nghiệp, người nuôi có nguồn vốn thực sự đầu tư vào con cá tra, nên điều chỉnh vùng nuôi, điều hành xuất khẩu, chống tình trạng bán phá giá.
Bộ trưởng đề nghị không chỉ thống nhất về giá mà còn phối hợp sản xuất chất lượng, uy tín, chống gian lận thương mại, nỗ lực xúc tiến thương mại, rà soát chỉ đạo sản xuất cá tra theo quy hoạch, kiểm tra vật tư, con giống, thức ăn; tổ chức phát triển nuôi chế biến, tiêu thụ cá tra bền vững, cần có phương án là các doanh nghiệp cùng chính phủ giúp mở rộng thị trường quốc tế./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)