Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ giấy tiếp tục gặp khó khăn và có sự cạnh tranh lớn về chính sách bán hàng giữa các đơn vị sản xuất, thương mại.
Mặt khác, do nhu cầu tiêu dùng vẫn giảm nên một số đơn vị sản xuất giấy trong nước phải cắt giảm sản lượng hoặc đóng máy. Đáng chú ý là lượng tồn kho vẫn ở mức cao, riêng chín tháng, chỉ số tồn kho tăng 26,6% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp gia công giảm rất nhiều do vấp phải sự cạnh tranh rất mạnh từ các nước Indonesia và Ấn Độ (do các nước này vừa được Mỹ bỏ áp thuế chống bán phá giá đối với giấy có dòng kẻ). Vì vậy, nâng cao năng lực chạy máy để ổn định đơn hàng xuất khẩu là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp sản xuất giấy hiện nay.
Mặt khác, các doanh nghiệp trong ngành cần phải nghiên cứu, tính toán lại việc giảm giá một số hàng hóa tồn kho lâu ngày, có sức tiêu thụ chậm để có những điều chỉnh về chính sách bán hàng cho phù hợp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp, thời gian qua, VPPA đã thường xuyên làm việc với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Những quyết định về thuế suất thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị đầu tư nhập khẩu… tuy chưa đạt hiệu quả cao nhưng đã thực sự góp phần kích thích tiêu dùng và sản xuất giấy.
Đặc biệt, Hiệp hội còn liên tục cập nhật cho các doanh nghiệp tình hình thị trường trên thế giới, trong khu vực và trong nước; đưa ra những dự báo trong từng thời kỳ để các doanh nghiệp tham khảo và đánh giá kịp thời tình hình, cùng thống nhất các giải pháp hành động.
Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đang nhanh chóng rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý và sản xuất, lấy mục tiêu duy trì sản xuất ở mức tối đa, sắp xếp lực lượng lao động.
Hàng loạt các biện pháp cũng được các doanh nghiệp áp dụng như cải tiến kỹ thuật; giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng; tăng cường biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải; đẩy mạnh tiêu thụ; đánh giá lại các dự án đầu tư để tạm ngừng hay đẩy nhanh tiến độ; tính toán lại phương án kinh doanh chấp nhận giảm lãi.../.
Mặt khác, do nhu cầu tiêu dùng vẫn giảm nên một số đơn vị sản xuất giấy trong nước phải cắt giảm sản lượng hoặc đóng máy. Đáng chú ý là lượng tồn kho vẫn ở mức cao, riêng chín tháng, chỉ số tồn kho tăng 26,6% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp gia công giảm rất nhiều do vấp phải sự cạnh tranh rất mạnh từ các nước Indonesia và Ấn Độ (do các nước này vừa được Mỹ bỏ áp thuế chống bán phá giá đối với giấy có dòng kẻ). Vì vậy, nâng cao năng lực chạy máy để ổn định đơn hàng xuất khẩu là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp sản xuất giấy hiện nay.
Mặt khác, các doanh nghiệp trong ngành cần phải nghiên cứu, tính toán lại việc giảm giá một số hàng hóa tồn kho lâu ngày, có sức tiêu thụ chậm để có những điều chỉnh về chính sách bán hàng cho phù hợp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp, thời gian qua, VPPA đã thường xuyên làm việc với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Những quyết định về thuế suất thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị đầu tư nhập khẩu… tuy chưa đạt hiệu quả cao nhưng đã thực sự góp phần kích thích tiêu dùng và sản xuất giấy.
Đặc biệt, Hiệp hội còn liên tục cập nhật cho các doanh nghiệp tình hình thị trường trên thế giới, trong khu vực và trong nước; đưa ra những dự báo trong từng thời kỳ để các doanh nghiệp tham khảo và đánh giá kịp thời tình hình, cùng thống nhất các giải pháp hành động.
Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đang nhanh chóng rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý và sản xuất, lấy mục tiêu duy trì sản xuất ở mức tối đa, sắp xếp lực lượng lao động.
Hàng loạt các biện pháp cũng được các doanh nghiệp áp dụng như cải tiến kỹ thuật; giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng; tăng cường biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải; đẩy mạnh tiêu thụ; đánh giá lại các dự án đầu tư để tạm ngừng hay đẩy nhanh tiến độ; tính toán lại phương án kinh doanh chấp nhận giảm lãi.../.
Uyên Hương (TTXVN)