Sáng 16/2, Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 3 khu vực Tiểu vùng sông Mekong về phòng, chống mua bán người (IMM3) đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
IMM3 có sự tham dự của các Bộ trưởng đại diện Chính phủ 5 nước (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đại diện cho nước chủ nhà Việt Nam dự hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống mua bán người đã tới dự và phát biểu khai mạc.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt cảm ơn Chính phủ và nhân dân các nước, các tổ chức quốc tế đã và đang ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, cũng như trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm mua bán người.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam tự hào là thành viên tích cực tham gia Tiến trình COMMIT. Với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa, trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và khu vực. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và tham gia tích cực, có trách nhiệm cao tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có cam kết về phòng, chống tội phạm mua bán người với các nước Tiểu vùng sông Mekong.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng có liên quan đến công tác này như Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Bộ luật Lao động; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Cư trú; Luật người Việt Nam lao động hợp tác ở nước ngoài… Đặc biệt, năm 2011, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật phòng, chống mua bán người. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan, trong đó bao gồm nhiều Nghị định, Chỉ thị về phòng, chống tội phạm mua bán người; Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2011-2015.
Nhấn mạnh Việt Nam luôn tích cực cùng với các nước, các tổ chức quốc tế, hợp tác xây dựng những khuôn khổ pháp lý chung về đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người… Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết đến nay, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Phê chuẩn Công ước về quyền Trẻ em, Công ước chống bạo lực đối với phụ nữ, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ... và ký nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp, hợp tác về hình sự, dẫn độ trong đó có phòng, chống tội phạm mua bán người.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của các nước thành viên, sự điều phối tích cực của Ban thư ký và sự hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trong phạm vi Tiểu vùng sông Mekong.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ thực hiện đầy đủ nội dung Tuyên bố chung được ký tại Hội nghị IMM3 và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động tại Việt Nam cũng như tham gia các hoạt động cấp vùng và cấp khu vực.
Hội nghị IMM3 đã nghe báo cáo kết quả của Hội nghị SOM8; thảo luận thống nhất thông qua kế hoạch hành động giai đoạn III (2012-2013); Diễn đàn thanh thiếu niên các nước Tiểu vùng sông Mekong kiến nghị với cấp Bộ trưởng về vấn đề mua bán người. Các Bộ trưởng và đại diện Chính phủ 6 nước đã phát biểu cam kết trong phòng, chống mua bán người với mục tiêu “Đồng tâm, hợp lực và bền vững” và ký Tuyên bố chung.
6 nước thành viên COMMIT đã cam kết đấu tranh chống tình trạng nô lệ dưới mọi hình thức, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia thành viên; phòng ngừa mua bán người và các nguy hại đi kèm; tiếp tục thực hiện tham vấn và hợp tác song phương, đa phương giữa các nước trong Tiểu vùng sông Mekong...
Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị SOM 8 và Hội nghị IMM3 khu vực Tiểu vùng sông Mekong về phòng, chống mua bán người đã kết thúc thành công tốt đẹp./.
IMM3 có sự tham dự của các Bộ trưởng đại diện Chính phủ 5 nước (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đại diện cho nước chủ nhà Việt Nam dự hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống mua bán người đã tới dự và phát biểu khai mạc.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt cảm ơn Chính phủ và nhân dân các nước, các tổ chức quốc tế đã và đang ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, cũng như trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm mua bán người.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam tự hào là thành viên tích cực tham gia Tiến trình COMMIT. Với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa, trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và khu vực. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và tham gia tích cực, có trách nhiệm cao tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có cam kết về phòng, chống tội phạm mua bán người với các nước Tiểu vùng sông Mekong.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng có liên quan đến công tác này như Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Bộ luật Lao động; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Cư trú; Luật người Việt Nam lao động hợp tác ở nước ngoài… Đặc biệt, năm 2011, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật phòng, chống mua bán người. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan, trong đó bao gồm nhiều Nghị định, Chỉ thị về phòng, chống tội phạm mua bán người; Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2011-2015.
Nhấn mạnh Việt Nam luôn tích cực cùng với các nước, các tổ chức quốc tế, hợp tác xây dựng những khuôn khổ pháp lý chung về đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người… Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết đến nay, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Phê chuẩn Công ước về quyền Trẻ em, Công ước chống bạo lực đối với phụ nữ, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ... và ký nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp, hợp tác về hình sự, dẫn độ trong đó có phòng, chống tội phạm mua bán người.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của các nước thành viên, sự điều phối tích cực của Ban thư ký và sự hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trong phạm vi Tiểu vùng sông Mekong.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ thực hiện đầy đủ nội dung Tuyên bố chung được ký tại Hội nghị IMM3 và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động tại Việt Nam cũng như tham gia các hoạt động cấp vùng và cấp khu vực.
Hội nghị IMM3 đã nghe báo cáo kết quả của Hội nghị SOM8; thảo luận thống nhất thông qua kế hoạch hành động giai đoạn III (2012-2013); Diễn đàn thanh thiếu niên các nước Tiểu vùng sông Mekong kiến nghị với cấp Bộ trưởng về vấn đề mua bán người. Các Bộ trưởng và đại diện Chính phủ 6 nước đã phát biểu cam kết trong phòng, chống mua bán người với mục tiêu “Đồng tâm, hợp lực và bền vững” và ký Tuyên bố chung.
6 nước thành viên COMMIT đã cam kết đấu tranh chống tình trạng nô lệ dưới mọi hình thức, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia thành viên; phòng ngừa mua bán người và các nguy hại đi kèm; tiếp tục thực hiện tham vấn và hợp tác song phương, đa phương giữa các nước trong Tiểu vùng sông Mekong...
Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị SOM 8 và Hội nghị IMM3 khu vực Tiểu vùng sông Mekong về phòng, chống mua bán người đã kết thúc thành công tốt đẹp./.
Nguyễn Hồng Cường (TTXVN/Vietnam+)