Ngày 4/11, Viện Âm nhạc Việt Nam phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy nghệ thuật hát Then trong giai đoạn hiện nay.”
Nhiều ý kiến thảo luận của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, lãnh đạo các Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch các tỉnh về những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy nghệ thuật Hát Then-Đàn Tính trong giai đoạn hiện nay.
Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thị Yên, Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, trước hết cần phát huy được ý thức tự giác và sự trân trọng với di sản văn hóa của người dân cùng với việc mở các lớp tập huấn cho những người có khả năng âm nhạc, đàn hát hoặc phải là nghệ nhân để biết đàn, hát trở về làm hạt nhân cho phong trào ở địa phương và cơ sở. Hàng năm, các nơi cần tổ chức những hoạt động liên hoan giao lưu đàn hát then ở mọi cấp và có sự biểu dương, khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt.
Trong khi đó, tiến sỹ Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cho rằng: những nghệ nhân nắm giữ những di sản hát then của dân tộc cần nhận thức rõ, nếu họ không có trách nhiệm trao quyền những hiểu biết của mình cho lớp trẻ, chính những giá trị họ đang nắm giữ không có ý nghĩa gì với cộng động. Những nghệ nhân Then là mắt xích không thể thiếu được trong việc chuyển tải những giá trị hát then truyền thống, cổ xưa cho thế hệ tương lai. Vì vậy, cần phải mở nhiều lớp học Then và đàn tính đặc biệt là việc truyền dạy then cổ cho lớp trẻ.
Ông Sơn nhấn mạnh, mặc dù hiện tỉnh Lạng Sơn cũng mở khá nhiều lớp dạy Then nhưng số người học đặc biệt là những người trẻ rất ít. Do vậy, các cấp, các ngành cần có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị Then trong đời sống cộng đồng. Song song đó, Nhà nước cũng cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý với các nghệ nhân hát Then.
Để sớm hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Hát Then-Đàn Tính là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Văn Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam cho biết cần phải tiến hành kiểm kê, thống kê tư liệu, tài liệu (hình, tiếng, văn bản…) di sản văn hóa Then từ quá khứ đến hiện tại của các địa phương; có chế độ, chính sách đối với nghệ nhân hát Then (người được coi là “báu vật sống”) đang lưu giữ một kho tàng nghệ thuật cổ truyền như thế nào.
Mặt khác, ông Toàn cũng kiến nghị cần có những cách thức tổ chức kiểm kê, thống kê di sản văn hóa Then có hiệu quả nhất, phù hợp nhất ở địa phương mình trong thực tế hiện nay đồng thời với những đề xuất, kiến nghị thiết thực, hiệu quả đóng góp cho Kế hoạch hành động quốc gia đối với bảo tồn Hát Then, khi Viêệt Nam xây dựng hồ sơ trình UNESCO./.
Nhiều ý kiến thảo luận của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, lãnh đạo các Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch các tỉnh về những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy nghệ thuật Hát Then-Đàn Tính trong giai đoạn hiện nay.
Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thị Yên, Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, trước hết cần phát huy được ý thức tự giác và sự trân trọng với di sản văn hóa của người dân cùng với việc mở các lớp tập huấn cho những người có khả năng âm nhạc, đàn hát hoặc phải là nghệ nhân để biết đàn, hát trở về làm hạt nhân cho phong trào ở địa phương và cơ sở. Hàng năm, các nơi cần tổ chức những hoạt động liên hoan giao lưu đàn hát then ở mọi cấp và có sự biểu dương, khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt.
Trong khi đó, tiến sỹ Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cho rằng: những nghệ nhân nắm giữ những di sản hát then của dân tộc cần nhận thức rõ, nếu họ không có trách nhiệm trao quyền những hiểu biết của mình cho lớp trẻ, chính những giá trị họ đang nắm giữ không có ý nghĩa gì với cộng động. Những nghệ nhân Then là mắt xích không thể thiếu được trong việc chuyển tải những giá trị hát then truyền thống, cổ xưa cho thế hệ tương lai. Vì vậy, cần phải mở nhiều lớp học Then và đàn tính đặc biệt là việc truyền dạy then cổ cho lớp trẻ.
Ông Sơn nhấn mạnh, mặc dù hiện tỉnh Lạng Sơn cũng mở khá nhiều lớp dạy Then nhưng số người học đặc biệt là những người trẻ rất ít. Do vậy, các cấp, các ngành cần có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị Then trong đời sống cộng đồng. Song song đó, Nhà nước cũng cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý với các nghệ nhân hát Then.
Để sớm hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Hát Then-Đàn Tính là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Văn Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam cho biết cần phải tiến hành kiểm kê, thống kê tư liệu, tài liệu (hình, tiếng, văn bản…) di sản văn hóa Then từ quá khứ đến hiện tại của các địa phương; có chế độ, chính sách đối với nghệ nhân hát Then (người được coi là “báu vật sống”) đang lưu giữ một kho tàng nghệ thuật cổ truyền như thế nào.
Mặt khác, ông Toàn cũng kiến nghị cần có những cách thức tổ chức kiểm kê, thống kê di sản văn hóa Then có hiệu quả nhất, phù hợp nhất ở địa phương mình trong thực tế hiện nay đồng thời với những đề xuất, kiến nghị thiết thực, hiệu quả đóng góp cho Kế hoạch hành động quốc gia đối với bảo tồn Hát Then, khi Viêệt Nam xây dựng hồ sơ trình UNESCO./.
Thắng Trung (TTXVN)