Tờ New York Times ngày 23/9 tiết lộ, vụ tấn công vào lãnh sự Mỹ ở Benghazi khiến Đại sứ Chris Stevens thiệt mạng là một đòn mạnh giáng vào hệ thống tình báo nước này. Theo NY Times thì sau vụ việc trên, các đặc vụ CIA cũng nằm trong số các công dân Mỹ được sơ tán khỏi Libya. Các mục tiêu tình báo của CIA ở Libya gồm có một nhóm phiến quân Hồi giáo bị nghi là dính dáng đến vụ tấn công vào lãnh sự Mỹ ở Benghazi hôm 11/9 cũng như những kẻ bị tình nghi là thành viên của Al Qaeda ở Bắc Phi (AQAP).
[Al Qaeda Bắc Phi đe dọa lấy mạng các đại sứ Mỹ] Sau vụ tấn công nói trên, khiến đại sứ Chris Stevens cùng người Mỹ khác thiệt mạng, có khoảng hơn hai mươi công dân Mỹ đã được rút khỏi Libya. Trong số này có khoảng hơn một chục đặc vụ của CIA có nhiệm vụ theo dõi các nhóm vũ trang tại thành phố Benghazi. “Đó là một thảm họa về mặt tình báo,” NY Times dẫn lời một quan chức Mỹ làm việc tại Libya, “Những tai mắt của chúng ta đã bị bóc đi.” Tuy nhiên, tờ báo cũng dẫn lời một quan chức khác nói rằng Mỹ vẫn đang tiếp tục thu thập thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật khác như việc xâm nhập vào hệ thống điện thoại di động, hay thu thập hình ảnh từ vệ tinh. “Mỹ không đến mức bị mù ở Benghazi và miền Đông Libya,” quan chức trên cho hay. Tờ này cũng cho biết vụ lãnh sự bị tấn công cũng đồng nghĩa với việc đây không phải là “nhà an toàn” cho CIA. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã công bố một báo cáo chính thức về tình hình an ninh của các chiến dịch do Mỹ tiến hành tại Libya.
[Al Qaeda Bắc Phi đe dọa lấy mạng các đại sứ Mỹ] Sau vụ tấn công nói trên, khiến đại sứ Chris Stevens cùng người Mỹ khác thiệt mạng, có khoảng hơn hai mươi công dân Mỹ đã được rút khỏi Libya. Trong số này có khoảng hơn một chục đặc vụ của CIA có nhiệm vụ theo dõi các nhóm vũ trang tại thành phố Benghazi. “Đó là một thảm họa về mặt tình báo,” NY Times dẫn lời một quan chức Mỹ làm việc tại Libya, “Những tai mắt của chúng ta đã bị bóc đi.” Tuy nhiên, tờ báo cũng dẫn lời một quan chức khác nói rằng Mỹ vẫn đang tiếp tục thu thập thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật khác như việc xâm nhập vào hệ thống điện thoại di động, hay thu thập hình ảnh từ vệ tinh. “Mỹ không đến mức bị mù ở Benghazi và miền Đông Libya,” quan chức trên cho hay. Tờ này cũng cho biết vụ lãnh sự bị tấn công cũng đồng nghĩa với việc đây không phải là “nhà an toàn” cho CIA. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã công bố một báo cáo chính thức về tình hình an ninh của các chiến dịch do Mỹ tiến hành tại Libya.
Khung cảnh hỗn độn bên trong ngôi nhà từng là lãnh sự Mỹ ở Benghazi sau vụ tấn công hôm 11/9 (Nguồn: AFP)
Ban đầu, chính quyền của ông Barack Obama không tin rằng những nhóm cực đoan chủ địch thực hiện vụ tấn công, mà đơn giản vụ việc xuất phát từ các cuộc biểu tình phản đối phim phỉ báng đạo Hồi.
[Đã xác định được thủ phạm giết đại sứ Mỹ ở Benghazi?] Tuy nhiên, thứ Năm tuần trước, Nhà Trắng đã lần đầu tiên mô tả vụ tấn công này là “hành động khủng bố” có thể liên quan tới Al Qaeda. Song một nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, Mike Rogers, chủ tịch ủy ban tình báo quốc hội nói hôm 23/9 rằng có thể vụ tấn công đó chỉ xuất phát từ làn sóng phản đối bộ phim báng bổ đạo Hồi./.
[Đã xác định được thủ phạm giết đại sứ Mỹ ở Benghazi?] Tuy nhiên, thứ Năm tuần trước, Nhà Trắng đã lần đầu tiên mô tả vụ tấn công này là “hành động khủng bố” có thể liên quan tới Al Qaeda. Song một nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, Mike Rogers, chủ tịch ủy ban tình báo quốc hội nói hôm 23/9 rằng có thể vụ tấn công đó chỉ xuất phát từ làn sóng phản đối bộ phim báng bổ đạo Hồi./.
A.Q (Vietnam+)