Chiều 16/5, tại thủ đô Tokyo, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm Nhật Bản-ASEAN đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh cho rằng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản là nền tảng vững chắc để Quảng Nam xây dựng mối quan hệ đầu tư-thương mại với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tập trung làm rõ các lợi thế của tỉnh Quảng Nam như có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ, cảng biển, hàng không, hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào và được Chính phủ cho phép áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc thù, ông Lê Phước Thanh khẳng định rằng Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển vững chắc và là điểm hấp dẫn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng kết quả đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Quảng Nam hiện nay còn khiêm tốn so với tiềm năng. Với mong muốn giới doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào Quảng Nam, ông Thanh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đảm bảo cho các nhà đầu tư hoạt động thành công tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Lê Phước Thanh cũng chỉ rõ nhưng ưu tiên thu hút đầu tư của Quảng Nam là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai và các khu công nghiệp khác, lĩnh vực công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, sản xuất vật liệuu xây dựng, chế biến sử dụng nguyên liệu.
Với góc nhìn quản lý kinh tế cấp cao, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đã đánh giá rất cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Cho tới nay, Nhật Bản đã đầu tư 1.700 dự án vào Việt Nam với số vốn đăng ký lên tới 26 tỷ USD và là một trong những đối tác đầu tư quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trung cho rằng đây chỉ là những con số bề ngoài, điều quan trọng hơn nhiều là thông qua việc thực hiện dự án, Nhật Bản đã giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng quản lý, trình độ của người lao động, chuyển giao công nghệ và giúp các địa phương giải quyết nhiều vấn đề xã hội.
Do đó, ông Trung cam kết Chính phủ Việt Nam sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Nhật Bản để tháo gỡ mọi khó khăn trong quá trình đầu tư, kêu gọi giới đầu tư Nhật Bản quan tâm đến các dự án sử dụng công nghệ cao và tốn ít năng lượng, đất đai.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Công sứ Hồ Minh Tuấn nhấn mạnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển đến tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực một cách có chiều sâu, Nhật Bản là nước viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Ông Tuấn cũng thông báo cho những người tham dự hội thảo một vài con số hết sức ấn tượng trong quan hệ kinh tế song phương, đặc biệt là vốn FDI đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam chỉ trong vòng ba tháng đầu năm 2012 đã đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, những con số này vẫn chưa thể hiện được tiềm năng to lớn trong quan hệ kinh tế giữa hai nước và đây chính là vướng mắc mà cả hai nước cần sớm vượt qua. Do đó, ông Tuấn khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ luôn được hoan nghênh khi đầu tư tại Việt Nam, tại Quảng Nam và đặc biệt là Khu kinh tế mở Chu Lai vì đây là một trong những hướng ưu tiên phát triển đầu tư của Việt Nam.
Trong bài phát biểu sau đó, Chủ tịch Hiệp hội giao lưu văn hóa Nhật-Việt Toyoharu Tsutsui đã tập trung giới thiệu những điểm mạnh về văn hóa du lịch của tỉnh Quảng Nam với các di sản văn hóa thế giới như Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng có quan hệ gắn bó mật thiết với Nhật Bản khi các thương gia Nhật Bản đã đến vùng đất Hội An để hình thành thương cảng nổi tiếng của Việt Nam thời bây giớ và để lại cho vùng đất này một công trình văn hoá tiêu biểu mang đậm nét kiến trúc Nhật Bản là cầu Nhật Bản.
Cho rằng đây là những nền tảng đặc biệt để gắn kết quan hệ Nhật Bản-Quảng Nam, ông Tsutsui kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản song song với việc đầu tư vào Quảng Nam cũng cần tìm hiểu lịch sử-văn hoá của vùng đất này để đạt được nhiều thành công hơn.
Cũng tại buổi hội thảo, đại diện chính quyền tỉnh Quảng Nam đã giải đáp những câu hỏi tìm hiểu về điều kiện ưu đãi, môi trường đầu tư và các thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư vào tỉnh Quảng Nam và Khu kinh tế mở Chu Lai./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh cho rằng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản là nền tảng vững chắc để Quảng Nam xây dựng mối quan hệ đầu tư-thương mại với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tập trung làm rõ các lợi thế của tỉnh Quảng Nam như có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ, cảng biển, hàng không, hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào và được Chính phủ cho phép áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc thù, ông Lê Phước Thanh khẳng định rằng Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển vững chắc và là điểm hấp dẫn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng kết quả đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Quảng Nam hiện nay còn khiêm tốn so với tiềm năng. Với mong muốn giới doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào Quảng Nam, ông Thanh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đảm bảo cho các nhà đầu tư hoạt động thành công tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Lê Phước Thanh cũng chỉ rõ nhưng ưu tiên thu hút đầu tư của Quảng Nam là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai và các khu công nghiệp khác, lĩnh vực công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, sản xuất vật liệuu xây dựng, chế biến sử dụng nguyên liệu.
Với góc nhìn quản lý kinh tế cấp cao, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đã đánh giá rất cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Cho tới nay, Nhật Bản đã đầu tư 1.700 dự án vào Việt Nam với số vốn đăng ký lên tới 26 tỷ USD và là một trong những đối tác đầu tư quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trung cho rằng đây chỉ là những con số bề ngoài, điều quan trọng hơn nhiều là thông qua việc thực hiện dự án, Nhật Bản đã giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng quản lý, trình độ của người lao động, chuyển giao công nghệ và giúp các địa phương giải quyết nhiều vấn đề xã hội.
Do đó, ông Trung cam kết Chính phủ Việt Nam sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Nhật Bản để tháo gỡ mọi khó khăn trong quá trình đầu tư, kêu gọi giới đầu tư Nhật Bản quan tâm đến các dự án sử dụng công nghệ cao và tốn ít năng lượng, đất đai.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Công sứ Hồ Minh Tuấn nhấn mạnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển đến tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực một cách có chiều sâu, Nhật Bản là nước viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Ông Tuấn cũng thông báo cho những người tham dự hội thảo một vài con số hết sức ấn tượng trong quan hệ kinh tế song phương, đặc biệt là vốn FDI đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam chỉ trong vòng ba tháng đầu năm 2012 đã đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, những con số này vẫn chưa thể hiện được tiềm năng to lớn trong quan hệ kinh tế giữa hai nước và đây chính là vướng mắc mà cả hai nước cần sớm vượt qua. Do đó, ông Tuấn khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ luôn được hoan nghênh khi đầu tư tại Việt Nam, tại Quảng Nam và đặc biệt là Khu kinh tế mở Chu Lai vì đây là một trong những hướng ưu tiên phát triển đầu tư của Việt Nam.
Trong bài phát biểu sau đó, Chủ tịch Hiệp hội giao lưu văn hóa Nhật-Việt Toyoharu Tsutsui đã tập trung giới thiệu những điểm mạnh về văn hóa du lịch của tỉnh Quảng Nam với các di sản văn hóa thế giới như Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng có quan hệ gắn bó mật thiết với Nhật Bản khi các thương gia Nhật Bản đã đến vùng đất Hội An để hình thành thương cảng nổi tiếng của Việt Nam thời bây giớ và để lại cho vùng đất này một công trình văn hoá tiêu biểu mang đậm nét kiến trúc Nhật Bản là cầu Nhật Bản.
Cho rằng đây là những nền tảng đặc biệt để gắn kết quan hệ Nhật Bản-Quảng Nam, ông Tsutsui kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản song song với việc đầu tư vào Quảng Nam cũng cần tìm hiểu lịch sử-văn hoá của vùng đất này để đạt được nhiều thành công hơn.
Cũng tại buổi hội thảo, đại diện chính quyền tỉnh Quảng Nam đã giải đáp những câu hỏi tìm hiểu về điều kiện ưu đãi, môi trường đầu tư và các thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư vào tỉnh Quảng Nam và Khu kinh tế mở Chu Lai./.
Hồng Hà/Tokyo (Vietnam+)