Ông Hiroshi Watanabe, cựu quan chức tài chính phụ trách chính sách tiền tệ của Nhật Bản, hiện là người đứng đầu Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và là một thành viên của nhóm tư vấn khu vực châu Á tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng sự tăng giá của đồng yen sẽ không kéo dài trong bối cảnh tình hình tài chính của Nhật Bản bi đát, trong khi nền kinh tế lại ốm yếu.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Watanabe nhận định: "Đồng USD sẽ ở mức từ 75-80 yen một thời gian, sau đó sẽ vượt ngưỡng 80 yen vào tháng 11 năm nay hoặc vào tháng Một năm sau."
Ông Watanabe nói rằng đồng yen mạnh lên không phản ánh những nhân tố kinh tế cơ bản và rằng tỷ giá đồng yen sẽ bị điều chỉnh lại khi vấn đề trọng tâm chuyển từ mối lo ngại về những vấn đề nợ ở phương Tây sang nền kinh tế thực của đất nước Nhật Bản.
Đề cập tình hình kinh tế ở châu Âu và Mỹ, ông Watanabe cho rằng "các thị trường hiện đang bi quan quá mức." Ông nói: "Mọi người đã nói quá nhiều đến cuộc suy thoái sâu lần thứ hai mặc dù tôi cũng quan ngại rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể vẫn chậm." Nhật Bản đang vật lộn với tình trạng tăng giá của đồng yen, đe dọa đến sự hồi phục kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba năm nay.
Tại phiên giao dịch hôm 2/9 vừa qua, tỷ giá đồng yen với đồng USD đứng ở mức dưới 77 yen/USD sau khi đạt mức cao kỷ lục 75,94 yen/USD hồi giữa tháng Tám vừa qua, khoảng 2 tuần sau khi Nhật Bản can thiệp vào thị trường hôm 4/8 vừa qua.
Vì kinh tế Nhật Bản được coi là đang hồi phục trong khi kinh tế châu Âu và Mỹ đối mặt với sự tăng trưởng chậm lại, nên Nhật Bản đang khó khăn trong việc thuyết phục các nước đối tác G7 về sự cần thiết phải can thiệp vào thị trường sau hành động chung hiếm có hồi tháng Ba năm nay. Tuy nhiên, ông Watanabe nói rằng Nhật Bản có thể lại can thiệp vào thị trường ở một thời điểm thích hợp để hạn chế sự biến động.
Các nhà chính trị châu Âu hôm 1/9 vừa qua đã bác bỏ lời kêu gọi các ngân hàng huy động 200 tỷ euro (khoảng 290 tỷ USD) vốn mới của IMF, làm gia tăng mối lo ngại rằng các nhà hoạch định chính sách có thể đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ./.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Watanabe nhận định: "Đồng USD sẽ ở mức từ 75-80 yen một thời gian, sau đó sẽ vượt ngưỡng 80 yen vào tháng 11 năm nay hoặc vào tháng Một năm sau."
Ông Watanabe nói rằng đồng yen mạnh lên không phản ánh những nhân tố kinh tế cơ bản và rằng tỷ giá đồng yen sẽ bị điều chỉnh lại khi vấn đề trọng tâm chuyển từ mối lo ngại về những vấn đề nợ ở phương Tây sang nền kinh tế thực của đất nước Nhật Bản.
Đề cập tình hình kinh tế ở châu Âu và Mỹ, ông Watanabe cho rằng "các thị trường hiện đang bi quan quá mức." Ông nói: "Mọi người đã nói quá nhiều đến cuộc suy thoái sâu lần thứ hai mặc dù tôi cũng quan ngại rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể vẫn chậm." Nhật Bản đang vật lộn với tình trạng tăng giá của đồng yen, đe dọa đến sự hồi phục kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba năm nay.
Tại phiên giao dịch hôm 2/9 vừa qua, tỷ giá đồng yen với đồng USD đứng ở mức dưới 77 yen/USD sau khi đạt mức cao kỷ lục 75,94 yen/USD hồi giữa tháng Tám vừa qua, khoảng 2 tuần sau khi Nhật Bản can thiệp vào thị trường hôm 4/8 vừa qua.
Vì kinh tế Nhật Bản được coi là đang hồi phục trong khi kinh tế châu Âu và Mỹ đối mặt với sự tăng trưởng chậm lại, nên Nhật Bản đang khó khăn trong việc thuyết phục các nước đối tác G7 về sự cần thiết phải can thiệp vào thị trường sau hành động chung hiếm có hồi tháng Ba năm nay. Tuy nhiên, ông Watanabe nói rằng Nhật Bản có thể lại can thiệp vào thị trường ở một thời điểm thích hợp để hạn chế sự biến động.
Các nhà chính trị châu Âu hôm 1/9 vừa qua đã bác bỏ lời kêu gọi các ngân hàng huy động 200 tỷ euro (khoảng 290 tỷ USD) vốn mới của IMF, làm gia tăng mối lo ngại rằng các nhà hoạch định chính sách có thể đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)