Ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó trưởng phòng Quản lý Lao động, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, cho đến hôm nay, 6/3, toàn bộ lao động Việt Nam tại Libya (10.334 người) đã ra khỏi biên giới nước này.
Hiện số lao động Việt đang tập kết tại các nước lân cận, chờ về nước là 1.200 người tại Tunisia; 650 người tại Thổ Nhĩ Kỳ; 292 người tại Algeria; 150 người tại Hy Lạp; 65 người vừa nhập cảnh Ai Cập; riêng số lao động Việt Nam sơ tán sang Malta đã về nước hết.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Tạo, tính đến 21 giờ ngày 6/3, đã có hơn 7.000 lao động Việt Nam tại Libya về nước, chưa kể một chuyến chuyên cơ chở 210 lao động theo dự kiến hạ cánh vào 23 giờ 30.
Hầu hết số người về nước hôm nay đi theo chuyên cơ, mỗi chuyến chở từ 200 đến 336 người. Chuyến tàu biển chở 1.177 lao động Việt Nam cũng đang trên đường về cảng Hải Phòng.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước, các tổ công tác liên ngành của Chính phủ, các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước lân cận đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và một số tổ chức cứu trợ quốc tế khác tại khu vực biên giới giữa Libya và các nước lân cận, tập trung cho việc bảo đảm an ninh, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, y tế, thu xếp các chuyến bay giúp lao động Việt Nam về nước nhanh và an toàn./.
Hiện số lao động Việt đang tập kết tại các nước lân cận, chờ về nước là 1.200 người tại Tunisia; 650 người tại Thổ Nhĩ Kỳ; 292 người tại Algeria; 150 người tại Hy Lạp; 65 người vừa nhập cảnh Ai Cập; riêng số lao động Việt Nam sơ tán sang Malta đã về nước hết.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Tạo, tính đến 21 giờ ngày 6/3, đã có hơn 7.000 lao động Việt Nam tại Libya về nước, chưa kể một chuyến chuyên cơ chở 210 lao động theo dự kiến hạ cánh vào 23 giờ 30.
Hầu hết số người về nước hôm nay đi theo chuyên cơ, mỗi chuyến chở từ 200 đến 336 người. Chuyến tàu biển chở 1.177 lao động Việt Nam cũng đang trên đường về cảng Hải Phòng.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước, các tổ công tác liên ngành của Chính phủ, các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước lân cận đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và một số tổ chức cứu trợ quốc tế khác tại khu vực biên giới giữa Libya và các nước lân cận, tập trung cho việc bảo đảm an ninh, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, y tế, thu xếp các chuyến bay giúp lao động Việt Nam về nước nhanh và an toàn./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)