Diện tích đó cao gấp 4 lần diện tích Tokyo và 1,2 lần diện tích hồ Biwa(Nhật Bản). Ủy ban An toàn Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (NSCJ) cho biết sẽ tăngcường giám sát và theo dõi thay đổi tại những khu vực trọng điểm đánh giá khảnăng an toàn của nơi sơ tán cũng như kế hoạch đưa dân trở về nhà.
Theo tờ “Asahi Shimbun,” diện tích ô nhiễm nêu trên được khai thác từ bảnđồ ô nhiễm do các chuyên gia Nhật Bản và Mỹ đồng thiết lập. Bản đồ ô nhiễm, kếtquả hợp tác giữa Bộ Năng lượng Mỹ và Bộ Văn hóa Khoa học Nhật Bản, đã đo đượclượng tích lũy chất phóng xạ tại khu vực có diện tích bề mặt từ 1kmx1km đến2kmx2km và 150-700m trên không.
Theo bản đồ này, chất Ceasium 137 - có khả năng phân rã một nửa sau khoảng30 năm - đạt 600.000 becquerel/km2 bao trùm một diện tích lên tới 800km2. Khuvực này được coi là khu vực cảnh giới và sơ tán theo kế hoạch. Diện tích đất ônhiễm nêu trên chỉ bằng 1/10 so với diện tích nhiễm 555.000 becquerel, là nơicưỡng chế di dân, trong thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Viện An toàn Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (NISA) và NSCJ phát hiện lượngchất phóng xạ phát tán ra môi trường trong sự cố nhà máy Fukushima 1 là370-630.000 terabecquerel (1terabecquerel=1000 tỷ becquerel), tương đương 10%quy mô sự cố nhà máy điện nguyên tử Chernobyl.
Tuy nhiên, ô nhiễm biển và núi trong sự cố Fukushima 1 lại hết sức nghiêmtrọng. Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết TEPC phát hiện 520 tấn nước nhiễmxạ nồng độ cao 4700 terabecquerel từ ngày 1-6/4. Hiện tại, cơ quan chức năng vẫnphát hiện thấy các chất phóng xạ Ceasium và Iodine trong vùng biển cách nhà máy40km. Các loại lâm sản, rau quả, măng rừng và cá biển đều phát hiện chất Ceasiumvượt quá tiêu chuẩn cho phép./.