Trong một bước đi được lý giải là nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Mỹ, ngày 22/2, Tổng thống Barack Obama đã đề xuất phương án giảm thuế thu nhập cho các công ty và lấp các lỗ hổng trong bộ luật thuế.
Phương án giảm thuế cho các doanh nghiệp được công bố tiếp theo đề xuất tăng thuế thu nhập lên mức tối thiểu 30% đối với những người có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên trong khi vẫn duy trì mức thuế thu nhập hiện hành đối với những cá nhân có thu nhập từ 200.000 USD/năm trở xuống.
Cải tổ bộ luật thuế, theo đó giảm thuế cho các doanh nghiệp nhưng tăng thuế đối với những người giàu được xác định là một trong những chủ đề ưu tiên trong nỗ lực vận động tái cử nhiệm kỳ hai của ông Obama.
Tuyên bố của ông Obama khẳng định bộ luật thuế doanh nghiệp hiện nay của Mỹ đã lỗi thời, không bình đẳng, kém hiệu quả và có nhiều lỗ hổng. Do vậy, ông chủ Nhà Trắng đề xuất cắt giảm thuế thu nhập tối đa đối với các doanh nghiệp từ mức 35% hiện nay xuống 28%, giảm sâu hơn nữa đối với các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời chấm dứt hàng chục khoản trợ cấp mà từ đó nhiều công ty, trong đó có các công ty xuất khẩu đầu tư và việc làm ra nước ngoài, đang lợi dụng.
Đây là một biện pháp của Nhà Trắng trong nỗ lực khuyến khích các công ty và doanh nghiệp Mỹ đưa việc làm về trong nước.
Đề xuất của Nhà Trắng thậm chí có thể còn áp mức thuế tối đa đối với các khoản lợi nhuận của các công ty và doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu việc làm ra nước ngoài.
Bãi bỏ các khoản trợ cấp cho các tập đoàn dầu mỏ và miễn giảm thuế đặc biệt cho việc mua sắm máy bay tư nhân là hai mục tiêu cụ thể mà ông Obama đã nhắm tới từ khi ông lên cầm quyền đầu năm 2009.
Theo Tổng thống Obama, phương án thuế này là nhằm giúp các doanh nghiệp Mỹ, nhất là các nhà sản xuất đang phải cạnh tranh quyết liệt trên thương trường quốc tế.
Lãnh đạo các doanh nghiệp hoan nghênh nhưng cho rằng mức giảm trên vẫn chưa đủ mạnh. Cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều ủng hộ việc cải tổ bộ luật thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các ứng cử viên Cộng hòa cho rằng phương án của Nhà Trắng là đáng thất vọng. Cựu Thống đốc Mitt Romney đề xuất giảm xuống mức 25%, còn cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich đề nghị giảm xuống 12,5%, trong khi cựu Thượng nghị sỹ Rick Santorum đề nghị miễn hẳn thuế cho các nhà sản xuất trong nước và giảm một nửa mức thuế so với hiện hành cho các loại hình doanh nghiệp khác./.
Phương án giảm thuế cho các doanh nghiệp được công bố tiếp theo đề xuất tăng thuế thu nhập lên mức tối thiểu 30% đối với những người có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên trong khi vẫn duy trì mức thuế thu nhập hiện hành đối với những cá nhân có thu nhập từ 200.000 USD/năm trở xuống.
Cải tổ bộ luật thuế, theo đó giảm thuế cho các doanh nghiệp nhưng tăng thuế đối với những người giàu được xác định là một trong những chủ đề ưu tiên trong nỗ lực vận động tái cử nhiệm kỳ hai của ông Obama.
Tuyên bố của ông Obama khẳng định bộ luật thuế doanh nghiệp hiện nay của Mỹ đã lỗi thời, không bình đẳng, kém hiệu quả và có nhiều lỗ hổng. Do vậy, ông chủ Nhà Trắng đề xuất cắt giảm thuế thu nhập tối đa đối với các doanh nghiệp từ mức 35% hiện nay xuống 28%, giảm sâu hơn nữa đối với các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời chấm dứt hàng chục khoản trợ cấp mà từ đó nhiều công ty, trong đó có các công ty xuất khẩu đầu tư và việc làm ra nước ngoài, đang lợi dụng.
Đây là một biện pháp của Nhà Trắng trong nỗ lực khuyến khích các công ty và doanh nghiệp Mỹ đưa việc làm về trong nước.
Đề xuất của Nhà Trắng thậm chí có thể còn áp mức thuế tối đa đối với các khoản lợi nhuận của các công ty và doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu việc làm ra nước ngoài.
Bãi bỏ các khoản trợ cấp cho các tập đoàn dầu mỏ và miễn giảm thuế đặc biệt cho việc mua sắm máy bay tư nhân là hai mục tiêu cụ thể mà ông Obama đã nhắm tới từ khi ông lên cầm quyền đầu năm 2009.
Theo Tổng thống Obama, phương án thuế này là nhằm giúp các doanh nghiệp Mỹ, nhất là các nhà sản xuất đang phải cạnh tranh quyết liệt trên thương trường quốc tế.
Lãnh đạo các doanh nghiệp hoan nghênh nhưng cho rằng mức giảm trên vẫn chưa đủ mạnh. Cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều ủng hộ việc cải tổ bộ luật thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các ứng cử viên Cộng hòa cho rằng phương án của Nhà Trắng là đáng thất vọng. Cựu Thống đốc Mitt Romney đề xuất giảm xuống mức 25%, còn cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich đề nghị giảm xuống 12,5%, trong khi cựu Thượng nghị sỹ Rick Santorum đề nghị miễn hẳn thuế cho các nhà sản xuất trong nước và giảm một nửa mức thuế so với hiện hành cho các loại hình doanh nghiệp khác./.
(TTXVN)