Các nhà sản xuất ôtô có mặt tại Frankfurt vào ngày 13/9 để trưng bày những mẫu xe mới nhất, với hy vọng chống đỡ lại sự suy giảm kinh tế ở một số thị trường lớn nhất, trong lúc việc các chính phủ cắt giảm chi tiêu đang ảnh hưởng tới niềm tin tiêu dùng ở châu Âu.
Tại triển lãm, hãng ôtô lớn nhất châu Âu Volkswagen sẽ trình làng mẫu xe mới là Up!, với hy vọng đây sẽ là sự cạnh tranh với các mẫu xe nhỏ được ưa chuộng như 500 của Fiat và là một phần quan trọng trong nỗ lực của hãng để trở thành nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới vào năm 2018.
Trong khi đó, Mercedes-Benz sẽ lần đầu tiên ra mắt mẫu B-class mới, còn BMW sẽ trưng bày mẫu mới của serie 1.
Triển lãm ôtô Frankfurt luôn là dịp để các hãng sản xuất ôtô hạng sang của Đức trưng bày các mẫu mới. Các thương hiệu này hiện đang được đặc biệt ưa chuộng, khi các khách hàng giàu có ở Trung Quốc có nhu cầu lớn. Trong khi đó, các loại xe nhỏ hơn cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn tại triển lãm, khi các quy định ngặt nghèo về khí thải đang tạo lợi thế cho các dòng xe như vậy.
Thị trường ôtô Đức vẫn là một điểm sáng trong không khí ảm đạm của châu Âu, với mức tăng trưởng trong năm nay dự kiến 9,7%, mức cao nhất trong khu vực, nhờ một nền kinh tế vững vàng hơn so với một số nước láng giềng.
Lượng xe được đăng ký ở một số thị trường lớn tại châu Âu tăng trong tháng trước, song một số nhà phân tích cảnh báo số xe này được mua từ hai tháng trước, trước khi thị trường chứng khoán lao dốc.
Nhà phân tích Michael Tyndall ở Barclays Capital cho rằng trước triển vọng kinh tế ở cả Mỹ và châu Âu đều rất không chắc chắn, người tiêu dùng sẽ vẫn thận trọng trong chi tiêu.
Trong khi đó, người phụ trách tài chính của hãng sản xuất xe hạng sang BMW Friedrich Eichiner nhận định ngay cả khi không xảy ra suy thoái, những dự báo bi quan về tăng trưởng kinh tế sẽ khiến nhu cầu sụt giảm.
Theo nhận định, ngành công nghiệp ôtô châu Âu khó có thể sụp đổ, song sẽ đối mặt với sự suy giảm nếu không nhận được sự hỗ trợ hào phóng của chính phủ như trong cuộc khủng hoảng vừa qua.
PricewaterhouseCoopers cho rằng với một quý IV đầy khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng nợ khiến dự báo kinh tế bị hạ xuống và triển vọng thị trường việc làm yếu, doanh số bán ôtô tại châu Âu cả năm sẽ giảm 2,5%, xuống 13,4 triệu chiếc. Khi đó, các nhà sản xuất của châu Âu sẽ phải tăng cường sự hiện diện tại Trung Quốc cũng như các thị trường mới khác.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất ôtô châu Âu đang đối mặt với việc tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, thị trường ôtô số một thế giới và là động lực chính thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu đối với các dòng xe hạng sang trong hai năm qua.
Trong khi đó, ngay cả khi Mỹ tránh được một cuộc suy thoái, cuộc chiến cạnh tranh tại đó sẽ vẫn khốc liệt, khi các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản nỗ lực giành lại thị phần đã mất do hoạt động sản xuất bị gián đoạn sau thảm họa hồi tháng 3 vừa qua./.
Tại triển lãm, hãng ôtô lớn nhất châu Âu Volkswagen sẽ trình làng mẫu xe mới là Up!, với hy vọng đây sẽ là sự cạnh tranh với các mẫu xe nhỏ được ưa chuộng như 500 của Fiat và là một phần quan trọng trong nỗ lực của hãng để trở thành nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới vào năm 2018.
Trong khi đó, Mercedes-Benz sẽ lần đầu tiên ra mắt mẫu B-class mới, còn BMW sẽ trưng bày mẫu mới của serie 1.
Triển lãm ôtô Frankfurt luôn là dịp để các hãng sản xuất ôtô hạng sang của Đức trưng bày các mẫu mới. Các thương hiệu này hiện đang được đặc biệt ưa chuộng, khi các khách hàng giàu có ở Trung Quốc có nhu cầu lớn. Trong khi đó, các loại xe nhỏ hơn cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn tại triển lãm, khi các quy định ngặt nghèo về khí thải đang tạo lợi thế cho các dòng xe như vậy.
Thị trường ôtô Đức vẫn là một điểm sáng trong không khí ảm đạm của châu Âu, với mức tăng trưởng trong năm nay dự kiến 9,7%, mức cao nhất trong khu vực, nhờ một nền kinh tế vững vàng hơn so với một số nước láng giềng.
Lượng xe được đăng ký ở một số thị trường lớn tại châu Âu tăng trong tháng trước, song một số nhà phân tích cảnh báo số xe này được mua từ hai tháng trước, trước khi thị trường chứng khoán lao dốc.
Nhà phân tích Michael Tyndall ở Barclays Capital cho rằng trước triển vọng kinh tế ở cả Mỹ và châu Âu đều rất không chắc chắn, người tiêu dùng sẽ vẫn thận trọng trong chi tiêu.
Trong khi đó, người phụ trách tài chính của hãng sản xuất xe hạng sang BMW Friedrich Eichiner nhận định ngay cả khi không xảy ra suy thoái, những dự báo bi quan về tăng trưởng kinh tế sẽ khiến nhu cầu sụt giảm.
Theo nhận định, ngành công nghiệp ôtô châu Âu khó có thể sụp đổ, song sẽ đối mặt với sự suy giảm nếu không nhận được sự hỗ trợ hào phóng của chính phủ như trong cuộc khủng hoảng vừa qua.
PricewaterhouseCoopers cho rằng với một quý IV đầy khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng nợ khiến dự báo kinh tế bị hạ xuống và triển vọng thị trường việc làm yếu, doanh số bán ôtô tại châu Âu cả năm sẽ giảm 2,5%, xuống 13,4 triệu chiếc. Khi đó, các nhà sản xuất của châu Âu sẽ phải tăng cường sự hiện diện tại Trung Quốc cũng như các thị trường mới khác.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất ôtô châu Âu đang đối mặt với việc tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, thị trường ôtô số một thế giới và là động lực chính thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu đối với các dòng xe hạng sang trong hai năm qua.
Trong khi đó, ngay cả khi Mỹ tránh được một cuộc suy thoái, cuộc chiến cạnh tranh tại đó sẽ vẫn khốc liệt, khi các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản nỗ lực giành lại thị phần đã mất do hoạt động sản xuất bị gián đoạn sau thảm họa hồi tháng 3 vừa qua./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)