Ngày 19/9, Crystal - sáng kiến về các thành phố bền vững của Siemens, được khánh thành tại thủ đô London của Vương quốc Anh.
Kiến trúc phủ kính với hình dáng độc đáo nằm trên khu vực có diện tích 6.300m2 này là triển lãm lớn nhất thế giới về phát triển đô thị bền vững.
Crystal là một trung tâm hội nghị, một địa điểm dành cho đối thoại về các vấn đề đô thị đồng thời là một trung tâm về sáng tạo và công nghệ dành cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia về hạ tầng cũng như công chúng nói chung nhằm phát triển các ý tưởng về đô thị trong tương lai.
Triển lãm tương tác tại đây giới thiệu những giải pháp về cơ sở hạ tầng nhằm giúp cho cuộc sống tại các thành phố được bền vững hơn và thân thiện với môi trường trong khi nâng cao chất lượng sống của người dân.
“Các thành phố là những cỗ máy của nền kinh tế thế giới, đồng thời có tác động lớn nhất đến môi trường,” Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Siemens Peter Loscher phát biểu tại buổi họp báo. “Sự phát triển của cả hành tinh thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự phát triển của các thành phố. Hướng đến tương lai của đô thj, Crystal mang đến vô số cơ hội cũng như những giải pháp cụ thể.”
Được Siemens đầu tư khoảng 35 triệu euro và thiết kế bởi công ty nổi tiếng Wilkinson Eyre Architects, sau khoảng một năm rưỡi xây dựng, Crystal mang đến cho London một điểm nhấn mới về kiến trúc và là một trong những tòa nhà xanh nhất trên thế giới.
Tòa nhà này sử dụng lượng điện năng chỉ bằng 50% mức thông thường dành cho các tòa nhà văn phòng, còn lượng khí thải CO2 thấp hơn tới 65% theo tiêu chuẩn của Anh.
Crystal hoàn toàn sử dụng năng lượng Mặt Trời và bơm nhiệt từ lòng đất để tạo ra điện năng. Crystal còn thu gom nước mưa để sử dụng trong khi đảm bảo nguyên tắc “không phí phạm một giọt nước” trong cả tòa nhà nên áp dụng triệt để quy trình tái xử lý hoặc tái sử dụng.
Thị trưởng London Boris Johnson trong thông điệp qua video đã khẳng định Crystal là biểu tượng mới tuyệt đẹp cho London, thổi luồng sinh khí mới cho khu vực Royal Docks lịch sử của thành phố. Ông nhấn mạnh rằng dự án này là sự thúc đẩy to lớn đối với những kế hoạch đầy tham vọng của London nhằm tái hồi sinh khu vực phía Đông thủ đô.
Theo ông Roland Busch, Tổng Giám đốc bộ phận Cơ sở hạ tầng và Thành phố của Siemens, các thành phố trên thế giới đang đầu tư cải thiện hệ thống cung cấp nước, lưới điện, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng cho các tòa nhà, và thị trường đang phát triển mạnh mẽ này có giá trị tới 300 tỷ euro. “Crystal sẽ giúp chúng tôi tăng cường đối thoại với khách hàng. Đó là địa điểm nghiên cứu, là nơi trưng bày của chúng tôi nhưng cũng là điểm tiếp xúc quan trọng.”
Chỉ một ngày sau khi khánh thành, tại Crystal đã diễn ra Hội nghị về Lập kế hoạch đô thị cho các nhà lãnh đạo thành phố, do tổ chức UN Habitat bảo trợ. Được biết, lịch tổ chức sự kiện liên quan đến đô thị bền vững tại đây đã kín đến hết tháng 12 năm nay./.
Kiến trúc phủ kính với hình dáng độc đáo nằm trên khu vực có diện tích 6.300m2 này là triển lãm lớn nhất thế giới về phát triển đô thị bền vững.
Crystal là một trung tâm hội nghị, một địa điểm dành cho đối thoại về các vấn đề đô thị đồng thời là một trung tâm về sáng tạo và công nghệ dành cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia về hạ tầng cũng như công chúng nói chung nhằm phát triển các ý tưởng về đô thị trong tương lai.
Triển lãm tương tác tại đây giới thiệu những giải pháp về cơ sở hạ tầng nhằm giúp cho cuộc sống tại các thành phố được bền vững hơn và thân thiện với môi trường trong khi nâng cao chất lượng sống của người dân.
“Các thành phố là những cỗ máy của nền kinh tế thế giới, đồng thời có tác động lớn nhất đến môi trường,” Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Siemens Peter Loscher phát biểu tại buổi họp báo. “Sự phát triển của cả hành tinh thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự phát triển của các thành phố. Hướng đến tương lai của đô thj, Crystal mang đến vô số cơ hội cũng như những giải pháp cụ thể.”
Được Siemens đầu tư khoảng 35 triệu euro và thiết kế bởi công ty nổi tiếng Wilkinson Eyre Architects, sau khoảng một năm rưỡi xây dựng, Crystal mang đến cho London một điểm nhấn mới về kiến trúc và là một trong những tòa nhà xanh nhất trên thế giới.
Tòa nhà này sử dụng lượng điện năng chỉ bằng 50% mức thông thường dành cho các tòa nhà văn phòng, còn lượng khí thải CO2 thấp hơn tới 65% theo tiêu chuẩn của Anh.
Crystal hoàn toàn sử dụng năng lượng Mặt Trời và bơm nhiệt từ lòng đất để tạo ra điện năng. Crystal còn thu gom nước mưa để sử dụng trong khi đảm bảo nguyên tắc “không phí phạm một giọt nước” trong cả tòa nhà nên áp dụng triệt để quy trình tái xử lý hoặc tái sử dụng.
Thị trưởng London Boris Johnson trong thông điệp qua video đã khẳng định Crystal là biểu tượng mới tuyệt đẹp cho London, thổi luồng sinh khí mới cho khu vực Royal Docks lịch sử của thành phố. Ông nhấn mạnh rằng dự án này là sự thúc đẩy to lớn đối với những kế hoạch đầy tham vọng của London nhằm tái hồi sinh khu vực phía Đông thủ đô.
Theo ông Roland Busch, Tổng Giám đốc bộ phận Cơ sở hạ tầng và Thành phố của Siemens, các thành phố trên thế giới đang đầu tư cải thiện hệ thống cung cấp nước, lưới điện, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng cho các tòa nhà, và thị trường đang phát triển mạnh mẽ này có giá trị tới 300 tỷ euro. “Crystal sẽ giúp chúng tôi tăng cường đối thoại với khách hàng. Đó là địa điểm nghiên cứu, là nơi trưng bày của chúng tôi nhưng cũng là điểm tiếp xúc quan trọng.”
Chỉ một ngày sau khi khánh thành, tại Crystal đã diễn ra Hội nghị về Lập kế hoạch đô thị cho các nhà lãnh đạo thành phố, do tổ chức UN Habitat bảo trợ. Được biết, lịch tổ chức sự kiện liên quan đến đô thị bền vững tại đây đã kín đến hết tháng 12 năm nay./.
P.V (Vietnam+)