Chiều 25/11, do ảnh hưởng của đợt triều cường cuối tháng 11 dâng cao vượt mức báo động 3, trên 1,5m đã làm cho nhiều tuyến đường ở nhiều khu vực của Thành phố Hồ Chí Minh đã ngập sâu trong nước.
Nặng nhất là khu vực đường Lương Định Của ở quận 2, tại đây nước ngập sâu đến khoảng 0,5m khiến cho tuyến đường này chìm trong biển nước khiến hàng loạt xe gắn máy lưu thông qua bị chết máy, nhiều xe ôtô phải quay đầu tìm hướng đi khác.
Chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở phường An Phú, đứng chờ nước rút để chở con về nhà, cho biết từ tháng 10 tới nay, người dân sống trong khu vực tuyến đường Lương Định Của thường xuyên bị ngập do triều cường lên cao. Hôm nay, nước lên cao đúng với giờ đón con về nên tôi phải đứng đợi nước rút mới dám đi. Nước ngập sâu cũng đã khiến hàng chục xe máy đi qua tuyến đường này bị chết máy, phải dắt bộ qua đoạn đường bị ngập.
Tương tự tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 có nhiều đoạn bị nước ngập trên 0,3m, khiến nhiều xe bị chết máy. Các đường Phạm Thế Hiển, Bến Bình Đông thuộc quận 8; Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Hữu Cảnh, Ngô Tất Tố, Phú Mỹ, Xô Viết Nghệ Tĩnh ở quận Bình Thạnh… cũng có nhiều đoạn bị ngập từ 0,3-0,5m. Nước triều cũng đã tràn vào nhiều nhà dân sinh sống ở các khu vực thấp.
Ông Trần Văn Tư, nhà ở phường 7, quận 8, cho biết đoạn đường Phạm Thế Hiển đi qua phường 7 cứ mưa lớn hay triều cường là bị ngập và tràn vào nhiều nhà dân sinh sống xung quanh. Để chặn nước vào nhà, hầu như nhà nào cũng phải dùng bao cát và chuẩn bị thau, chậu để chặn, tát nước khi nước tràn vào nhà.
Mức đỉnh triều chiều cùng ngày do tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn đạt 1,55m. Do triều cường lên cao vượt mức báo động 3 nên nhiều đoạn bờ bao nằm trên địa bàn các quận 12 và Thủ Đức cũng đã đã xảy ra tình trạng tràn bờ khiến nhiều khu dân cư, hoa màu bị ngập nặng.
Theo đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong 5 ngày tới, mực nước cao nhất ngày tại vùng hạ lưu sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch khu vực Thành phố Hồ Chí Minh còn lên một ngày nữa đạt đỉnh và sẽ biến đổi chậm trong hai ba ngày.
Mực nước đỉnh triều ở mức rất cao vượt báo động 3 (0,1m). Cụ thể, mực nước đo tại Trạm Phú An trên sông Sài Gòn vào ngày 26/11 đạt mức đỉnh 1,60m (vượt mức đỉnh lịch sử xảy ra vào cuối tháng 10/2011 và trong năm 2010); ngày 27/11, mức đỉnh đạt 1,57m.
Trước những diễn biến phức tạp trên của đợt triều cường cuối tháng 11 này và khả năng xả lũ của hồ Dầu Tiếng, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu các sở ngành, địa phương, đặc biệt các quận 2, 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Củ Chi, Hóc Môn tổ chức rà soát tại các vị trí xung yếu vào thời điểm khi mực nước triều dâng cao từ nay cho đến khi hết đợt triều cường; chuẩn bị lực lượng, vật theo phương châm “bốn tại chỗ” để xử lý ngay khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, không để xảy ra ngập úng, gây thiệt hại cho người dân./.
Nặng nhất là khu vực đường Lương Định Của ở quận 2, tại đây nước ngập sâu đến khoảng 0,5m khiến cho tuyến đường này chìm trong biển nước khiến hàng loạt xe gắn máy lưu thông qua bị chết máy, nhiều xe ôtô phải quay đầu tìm hướng đi khác.
Chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở phường An Phú, đứng chờ nước rút để chở con về nhà, cho biết từ tháng 10 tới nay, người dân sống trong khu vực tuyến đường Lương Định Của thường xuyên bị ngập do triều cường lên cao. Hôm nay, nước lên cao đúng với giờ đón con về nên tôi phải đứng đợi nước rút mới dám đi. Nước ngập sâu cũng đã khiến hàng chục xe máy đi qua tuyến đường này bị chết máy, phải dắt bộ qua đoạn đường bị ngập.
Tương tự tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 có nhiều đoạn bị nước ngập trên 0,3m, khiến nhiều xe bị chết máy. Các đường Phạm Thế Hiển, Bến Bình Đông thuộc quận 8; Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Hữu Cảnh, Ngô Tất Tố, Phú Mỹ, Xô Viết Nghệ Tĩnh ở quận Bình Thạnh… cũng có nhiều đoạn bị ngập từ 0,3-0,5m. Nước triều cũng đã tràn vào nhiều nhà dân sinh sống ở các khu vực thấp.
Ông Trần Văn Tư, nhà ở phường 7, quận 8, cho biết đoạn đường Phạm Thế Hiển đi qua phường 7 cứ mưa lớn hay triều cường là bị ngập và tràn vào nhiều nhà dân sinh sống xung quanh. Để chặn nước vào nhà, hầu như nhà nào cũng phải dùng bao cát và chuẩn bị thau, chậu để chặn, tát nước khi nước tràn vào nhà.
Mức đỉnh triều chiều cùng ngày do tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn đạt 1,55m. Do triều cường lên cao vượt mức báo động 3 nên nhiều đoạn bờ bao nằm trên địa bàn các quận 12 và Thủ Đức cũng đã đã xảy ra tình trạng tràn bờ khiến nhiều khu dân cư, hoa màu bị ngập nặng.
Theo đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong 5 ngày tới, mực nước cao nhất ngày tại vùng hạ lưu sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch khu vực Thành phố Hồ Chí Minh còn lên một ngày nữa đạt đỉnh và sẽ biến đổi chậm trong hai ba ngày.
Mực nước đỉnh triều ở mức rất cao vượt báo động 3 (0,1m). Cụ thể, mực nước đo tại Trạm Phú An trên sông Sài Gòn vào ngày 26/11 đạt mức đỉnh 1,60m (vượt mức đỉnh lịch sử xảy ra vào cuối tháng 10/2011 và trong năm 2010); ngày 27/11, mức đỉnh đạt 1,57m.
Trước những diễn biến phức tạp trên của đợt triều cường cuối tháng 11 này và khả năng xả lũ của hồ Dầu Tiếng, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu các sở ngành, địa phương, đặc biệt các quận 2, 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Củ Chi, Hóc Môn tổ chức rà soát tại các vị trí xung yếu vào thời điểm khi mực nước triều dâng cao từ nay cho đến khi hết đợt triều cường; chuẩn bị lực lượng, vật theo phương châm “bốn tại chỗ” để xử lý ngay khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, không để xảy ra ngập úng, gây thiệt hại cho người dân./.
Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)